CHUYÊN GIA “ĐIỂM MẶT” 9 MÓN CANH TỐT CHO BỆNH NHÂN BỊ VẢY NẾN

Theo Y học cổ truyền, vẩy nến có liên quan đến tạng can phế và được sinh ra phần nhiều do huyết nhiệt. Do đó, để phòng trị bệnh vẩy nến cần thanh huyết, mát gan, nhuận phế, trừ phong, tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tới bì phu với 9 món canh tốt cho bệnh nhân bị vẩy nến, kết hợp với chế độ sinh hoạt và chăm sóc da phù hợp giúp hạn chế tối đa khả năng triệu chứng bệnh tái phát.

Hướng dẫn cách chế biến 9 món canh tốt cho người bệnh vẩy nến

Dưới đây là 9 món canh thơm ngon, bổ dưỡng cho bệnh nhân vảy nến:

1/ Món canh khoai tím ngon ngọt

Món ăn vừa bổ dưỡng lại vô cùng đẹp mắt

  • Nguyên liệu cần: Khoai tím 200g, tôm lột 50g bằm nhỏ, rau ngò, hành và gia vị vừa đủ nấu như canh bình thường.
  • Công dụng: Bổ âm, dưỡng huyết, nhuận phế, mát gan, giải độc.

2/ Đừng bỏ qua món canh bí đao

  • Nguyên liệu cần: Bí đao 200g, chân gà 4 cái làm sạch chặt khúc, thêm rau ngò và hành hoa cùng gia vị nấu canh ăn.
  • Công dụng: Thanh phế, mát gan, sinh tân và lợi đại tiểu tiện.

3/ Món canh atiso thơm ngon

  • Nguyên liệu cần: Bông atiso tươi 200g, thịt vịt 50g gia vị vừa đủ. Sơ chế vịt sạch rồi nấu canh nhừ ăn.
  • Công dụng: Bổ huyết, mát gan, nhuận phế, thận, lợi tiểu, lợi mật, lọc máu.

4/ Món canh mướp đắng thanh mát

Canh mướp đắng tốt cho bệnh nhân vảy nến

  • Nguyên liệu cần: Khổ qua 2 trái 200g bỏ ruột, miến 20g, đậu phụ non 30g, nấm mèo 20g và gia vị vừa đủ. Sơ chế nguyên liệu rồi nhồi ruột trái nấu canh ăn.
  • Công dụng: Dưỡng huyết, mát gan, giải độc và tăng cường miễn dịch.

5/ Món ăn bài thuốc rau diếp sốt cà chua

  • Nguyên liệu cần: Rau diếp 100g, cà chua 2 trái, thịt heo 50g, dưa leo 100g thái lát. Thịt bằm gia vị, cà chua làm nước sốt chấm rau ăn cùng.

6/ Món canh chua cá kèo điều trị vẩy nến hiệu quả

  • Cần chuẩn bị: Giá đậu 100g, dứa 50g, cà chua 30g, cá kèo làm sạch 100g và me cùng gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Canh đỗ xanh thang mát, giải nhiệt tốt

7/ Món canh đậu xanh giảm nhanh triệu chứng vẩy nến

  • Nguyên liệu cần: Đậu xanh 150g, lá nha đam 50g tước vỏ cứng, nấm mèo 20g thêm đường cát vừa đủ nấu chè ăn.
  • Công dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, giải độc và sinh tân dịch.

8/ Món canh rau má trị vẩy nến

  • Nguyên liệu cần: Rau má 200g, thịt nạc heo bầm 50g nấu canh ăn.
  • Công dụng: Trị phế nhiệt ho khan, viêm họng, mụn nhọt, gan nóng,…

9/ Món giò heo tiềm thuốc

  • Nguyên liệu cần: Sinh địa, đương quy, xuyên khung, bạch thược, mạch môn 12g, câu kỷ, cúc hoa mỗi vị 10g.
  • Công dụng: Bổ huyết, điều huyết, nhuận phế và mát gan…

Ngoài ra, để phòng ngừa triệu chứng bệnh vẩy nến tái phát người bệnh cần tránh các món ăn chứa gia vị cay nóng mặn, tiêu ớt, cà ri; hạn chế thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và các món thịt cá kho măn; đồng thời bỏ hút thuốc lá, rượu bia và tránh căng thẳng thần kinh,… cũng rất cần thiết.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, chế độ ăn uống khoa học chỉ là giải pháp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ngoài da, hầu như không có tác dụng điều trị vảy nến. Vì vậy, bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với giải pháp điều trị từ gốc phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *