Cách chữa bệnh á sừng bằng lá bạch đàn được nhiều người nhắc tới. Tuy nhiên, về hiệu quả hiện chưa có thông tin đánh giá đồng nhất nên nhiều người thắc mắc không biết có thể chữa bệnh á sừng bằng lá bạch đàn được không. Vậy thực hư công dụng ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Chữa bệnh á sừng bằng lá bạch đàn hiệu quả không ?
Theo kinh nghiệm dân gian, lá bạch đàn có tác dụng làm giảm và loại bỏ lớp da khô bong tróc, đồng thời kháng khuẩn và chống viêm, làm lành vết thương, giúp da bớt khô ráp. Về thực chất công dụng của lá bạch đàn được xác định như sau:
Cây bạch đàn (còn gọi lá khuynh diệp) là một loại cây trồng lấy gỗ thuộc chi thực vật có hoa Eucalyptus trong họ Myrtus, Myrtaceae có nguồn gốc từ Úc. Ở Việt Nam loại cây này cũng được trồng rất phổ biến và quen thuộc đối với nhiều người, nhất là ở vùng quê.
Loại cây này khá dễ trồng và dễ phát triển. Cây trồng từ 5 – 6 năm thì có chiều cao khoảng 7m và đường kính thân cây khoảng 9 – 10cm. Lá bạch đàn có hình thon dài màu mốc trắng hoặc xanh đậm, hoa có cuống ngắn.
Lá bạch đàn có chứa nhiều tinh dầu hiện được khai thác để điều chế thành thuốc chữa bệnh. Theo các nghiên cứu, trong tinh dàu lá bạch đàn có chứa các chất như Cutronelal, Citronelol, Alcol,… với mùi thơm đặc trưng. Các tinh chất này có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt nên được ứng dụng để chữa trị các bệnh ngoài da như á sừng giúp loại bỏ tế bào chết, mảng bám vảy đỏ trên vùng da bị nhiễm á sừng. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng kiềm chế được các cơn ngứa, đau rát do bệnh gây ra. Hiệu quả và thời gian điều trị bệnh á sừng bằng lá bạch đàn còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Công dụng của lá bạch đàn được dân gian đánh giá cao
Mẹo chữa á sừng bằng lá bạch đàn hiệu quả
Cách sử dụng lá bạch đàn để trị bệnh á sừng đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạch đàn loại già, còn tươi; một lọ thuốc khử trùng dạng bột có màu vàng.
- Lá bạch đàn đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước, đun trong khoảng 5 phút để cho ra tinh dầu. Sau đó cho thêm chút muối vào nồi đang đun và khuấy đều rồi nhấc ra ngoài.
- Để cho nước nguội bớt cho tới khi còn ấm khoảng 40-50 độ thì cho thuốc khử trùng vào hòa tan.
- Ngâm chân, tay chỗ bị á sừng vào nước khoảng 30 phút, đồng thời lấy lá bạch đàn chà xát nhẹ nhàng lên da để loại bỏ da khô bong tróc và sát khuẩn cho da.
- Thực hiện theo cách này đều đặn mỗi ngày 1 lần và dùng liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ có kết quả.
Hiệu quả của bài thuốc từ lá bạch đàn được dân gian đánh giá cao
Hiện tại ở nhiều nước trên thế giới đã bào chế tinh dầu bạch đàn để chữa bệnh trong khi ở Việt Nam vẫn còn trong nghiên cứu và thử nghiệm. Người bệnh á sừng có thể tham khảo sử dụng bài thuốc nêu trên để chữa trị bệnh cho mình. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất yêu cầu cần có sự kiên trì, đặc biệt cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ cho vùng da bị bệnh mỗi ngày để tránh bị nhiễm khuẩn gây ngứa rát da.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi. Đồng thời cần tránh uống rượu bia, chất kích thích, ăn các loại đồ ăn cay nóng, thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa,…
- Dưỡng ẩm cho da; mặc quần áo thoáng mát.
- Tránh các tác nhân gây bệnh cũng như khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm như hóa chất, khói bụi, thời tiết,…
- Quan sát các biểu hiện của bệnh để đối phó kịp thời và đến gặp bác sĩ khi cần thiết.
Chữa á sừng bằng lá bạch đàn chỉ là mẹo dân gian, CHƯA ĐƯỢC KIỂM CHỨNG KHOA HỌC, dược lực thấp, tiềm ẩn NGUY CƠ BỘI NHIỄM CAO nếu quá phụ thuộc, sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, người bệnh chỉ nên xem bài thuốc từ lá bạch đàn là biện pháp hỗ trợ, tuyệt đối không lạm dụng. Thay vào đó, cần sớm điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu, giúp xử lý dứt điểm bệnh, ngăn ngừa biến chứng.