KHÔNG NÊN CHỦ QUAN – 5 BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH ECZEMA

Bệnh Eczema được chia làm 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Thông thường khi bệnh mới phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lí, sinh hoạt của người bệnh. Về lâu dài nếu việc điều trị bệnh không được khắc phục tận gốc, các triệu chứng thường hay tái phát và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc đó người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Eczema hay còn gọi là bệnh chàm là căn bệnh về da liễu thường gặp ở người lớn kể cả trẻ em. Ban đầu bệnh gây ra những tổn thương bên ngoài da kèm theo đó là các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước, da trở nên sần sùi, khô, tróc vảy, dày cứng…

Thống kê cho thấy, trên thế giới tỉ lệ người mắc bệnh Eczema chiếm 7-20% bệnh nhân đến khám tại các phòng khám da liễu và bệnh viện thuộc chuyên khoa. Ở Việt Nam, số người bệnh đến khám bệnh Eczema chiếm khoảng 20% trong đó bệnh ở trạng thái cấp tính là 5% còn 15% được xếp vào loại mãn tính với những biến chứng điển hình như:

Một số biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân bị Eczema

1/ Ảnh hưởng đến tâm lí:

Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, cảm giác bứt rứt do eczema không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lí mà còn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt là giấc ngủ không đảm bảo, mất ngủ nhiều ngày sẽ có nguy cơ dẫn đến rối loạn hành vi. Riêng đối với trẻ nhỏ, mọi hoạt động vui chơi, học tập điều bị hạn chế.

Bệnh chàm gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề

Còn đối với người lớn, các triệu chứng lại khiến người bệnh cảm thấy bị cô lập, không dám đối diện với mọi người xung quanh, lo lắng kéo dài dẫn đến căng thẳng stress. Đặc biệt là khi làn da bị mất thẩm mỹ.

2/ Cơ thể chậm phát triển

Đa số người bệnh bị eczema thường chọn phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y. Một số loại thuốc được dùng như corticosteroid, kháng sinh histamin… dùng để bôi ngoài da hoặc uống trực tiếp. Về lâu dài, việc sử dụng thuốc thường xuyên không theo chỉ dẫn của bác sĩ dẫn đến lờn thuốc, thuốc mất tác dụng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng đến trí não, cơ thể chậm phát triển, mắc bệnh loãng xương, suy thận, ảnh hưởng đến gan mật, teo da….

3/ Nhiễm trùng da

Ban đầu eczema phát triển gây ngứa ngáy, cơn ngứa sẽ càng mạnh hơn nếu người bệnh không giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không có biện pháp xử lí gấp mà lại dùng tay cào gãi mạnh. Vùng da bị bệnh đang tổn thương cộng với việc cào gãi quá mức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tiến triển trên da, gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng, thậm chí là gây nhiễm trùng cho da.

Vùng da nhiễm trùng nặng do cào gãi

Điều này cũng cho thấy nếu người bệnh không có biện pháp xử lí thích hợp, đúng cách, nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nhất của nhiễm trùng da là nhiễm trùng máu, đe doạ trực tiếp tới tính mạng. Đặc biệt biến chứng này thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do chưa tự kiểm soát được hành vi cào gãi.

4/ Biến chứng ở mắt

Bệnh gây ra không chỉ làm ảnh hưởng đến da mà còn gây tổn thương nguy hiểm đến một số bộ phận khác. Cụ thể là mắt, xuất hiện biến chứng như bị kích thích giác mạc, nhãn cầu hình nón, bị đục thủy tinh thể, bong võng mạc mắt….

5/ Bị nhiễm virus

Bệnh eczema gây ra biến chứng nhiễm trùng virus, cụ thể là virus herpes simplex (loại vi khuẩn gây mụn rộp và herpes ở bộ phận sinh dục). Chúng có thể lây lan nhanh chóng và gây nhiễm trùng nghiêm trọng với các biểu hiện như sốt cao lên đến 39-40 độ C, khó thở và nổi mẩn, đỏ phồng rộp lan ra trên diện rộng. Do mức độ nghiêm trọng của bệnh nên cần phải được đưa đến bệnh viện xử lí gấp.

6/ Nguy cơ mắc các bệnh lí khác

Theo các nhà nghiên cứu vào năm 2014, bệnh eczema làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn cấp tính thường gặp ở trẻ em (độ tuổi từ 7-10 tuổi). Ngoài ra, tình trạng da liễu này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề tim mạch nếu người bệnh chủ quan không xử lý từ gốc.

Eczema là bệnh lý da liễu gây nhiều phiền toái, nếu không được xử lý sớm căn bệnh này luôn tiềm ẩn nhiều nguy hại, đe doa trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh. Do vậy, việc chủ động thăm khám, tìm kiếm hướng điều trị bệnh phù hợp là điều vô cùng cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *