“BỆNH CHÀM CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?”

“Bệnh chàm có di truyền không, có cách nào để phòng tránh chứng bệnh này không?” là câu hỏi có không ít người đặt ra. Hãy cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết sau đây.

Bệnh chàm có di truyền không?

Chàm hay eczema là một bệnh lý về da liễu mà ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên đa số các trường hợp bị chàm đều bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh hoặc bị bệnh từ khi còn nhỏ. Mặc dù được đánh giá là không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng nhưng những triệu chứng của chàm thường làm cho người bệnh vô cùng khó chịu, thậm chí còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm virus cho cơ thể.

Có không ít người vẫn còn hoài nghi rằng chứng bệnh này có khả năng di truyền. Thực tế, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Thống kê cho thấy, chàm có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau và tỷ lệ này lên đến 60%. Nghĩa là những gia đình có cha, mẹ hoặc cả 2 đều đã bị chàm thì nguy cơ mắc bệnh của con cái họ sẽ cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ đã từng bị chàm thể tạng, bị viêm mũi dị ứng hoặc bị hen suyễn cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở thế hệ sau.

Tuy nhiên, con cái có bị chàm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như môi trường sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cơ địa của mỗi người có khỏe mạnh hay không… Chính vì thế không ít gia đình mặc dù cha mẹ đã từng bị chàm nhưng con cái của họ lại khỏe mạnh. Ngược lại, cũng có các trường hợp mặc dù trong gia đình không có ai từng bị chàm nhưng vì cơ địa không tốt, sức đề kháng yếu nên vẫn mắc phải chứng bệnh này.

Dù do yếu tố nào gây nên thì chàm cũng là chứng bệnh không ai mong muốn. Do đó, khi thấy biểu hiện của bệnh mỗi người cần chủ động tìm kiếm biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt, tránh để các triệu chứng diễn biến nghiêm trọng hơn gây khó khăn cho các can thiệp về sau.

Làm cách nào để phòng tránh bệnh chàm?

Mặc dù là chứng bệnh có tính di truyền nhưng chàm lại không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Vì vậy khi tiếp xúc với những người bị bệnh, bạn không cần phải lo lắng mình sẽ bị lây.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố di truyền thì chàm còn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chính vì vậy, nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ trở thành đối tượng “ghé thăm” của chứng bệnh này. Để tránh bị cơn ngứa ngáy, khô ráp của bệnh “làm phiền”, bạn nên thực hiện các biện pháp như sau:

Vệ sinh da đúng cách:

Thường xuyên tắm rửa sẽ giúp loại bớt bụi bẩn và vi khuẩn bám trên vùng da của bạn, tránh được nguy cơ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý nên tắm với nước ấm hoặc nước lạnh, không dùng nước nóng để tắm, không nên tắm lâu quá và chỉ sử dụng các loại khăn bông mềm để lau khô cho da, tránh cọ xát mạnh vì chúng sẽ làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

Đồng thời, nếu có sử dụng các loại sữa tắm thì nên lựa chọn những sản phẩm có độ kiềm trung tính và chứa các thành phần dịu nhẹ không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, bạn cũng nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho làn da của mình.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:

Để phòng ngừa chàm thì chế độ ăn uống thường ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát như bí đao, đậu xanh, rau má, trái cây tươi… Bên cạnh đó cũng cần phải hạn chế những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như là hải sản, các thức ăn cay nóng và cũng cần phải cẩn thận khi ăn những thực phẩm lạ.

Ngoài ra các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn cũng là những thứ bạn không nên sử dụng nếu không muốn mình trở thành đối tượng gây hại của bệnh chàm.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi có tác dụng phòng ngừa bệnh chàm

Tránh tiếp xúc với các hóa chất hoặc các yếu tố dễ gây dị ứng khác:

Các loại hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng, xăng dầu… hay phấn hoa, lông động vật là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm. Vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên này, nếu nhất thiết phải sử dụng thì hãy bảo vệ da của mình bằng cách đeo bao tay.

Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da:

Một làn da có đủ độ ẩm và được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp ngăn chặn được những vấn đề da liễu trong đó có bệnh chàm. Uống nhiều nước mỗi ngày, thoa các loại kem dưỡng da sẽ là những biện pháp mà bạn nên làm để bảo vệ và chăm sóc làn da của mình.

Mặc những bộ trang phục phù hợp:

Nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn chặn nguy cơ bị chàm thì bạn cần chú ý trong lựa chọn trang phục. Tốt nhất, hãy mặc những bộ đồ áo thoáng mát vì mặc đồ bó sát sẽ dễ gây kích ứng da. Nên sử dụng những bộ đồ có chất liệu cotton vì chúng không gây bít da. Vào những ngày đông lạnh giá, bạn cũng nên mặc nhiều lớp áo bằng chất liệu này thay vì sử dụng chất liệu len hoặc bông vì chúng sẽ làm khô da, tăng cảm giác ngứa ngáy.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về khả năng di truyền và cách phòng tránh cũng như giải pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức về bệnh, từ đó bảo vệ sức khoẻ hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *