TRỊ NƯỚC ĂN CHÂN TẠI NHÀ HIỆU QUẢ CỰC NHANH BẰNG 10+ CÁCH ĐƠN GIẢN

Nước ăn chân là bệnh lý da liễu do nấm rất phổ biến trong mùa mưa lũ. Với các trường hợp bị nhẹ, có thể áp dụng một số cách trị nước ăn chân tại nhà để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nặng thì việc điều trị y tế là rất cần thiết.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà có thể áp dụng các cách trị nước ăn chân khác nhau

Hướng dẫn 10+ cách trị nước ăn chân tại nhà hiệu quả nhanh

Nước ăn chân là bệnh ngoài ra thường kích hoạt vào mùa mưa lũ. Nguyên nhân chính là do thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn. Ngoài ra môi trường ẩm ướt, da tăng tiết mồ hôi hay thường xuyên mang giày vớ bít kín không thay giặt cũng là những yếu tố nguy cơ.

Bệnh lý này gây ra những tổn thương ở vùng da có tiếp xúc, nhất là da chân hay da tay. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, rất khó chịu. Đôi khi da còn có khả năng bị lở loét nghiêm trọng.

Với bệnh nước ăn chân thì việc điều trị thường không quá khó khăn nếu sớm phát hiện. Đa phần các trường hợp đều có thể đáp ứng tốt với việc điều trị tại chỗ bằng thuốc. Ngoài ra thì nhiều người còn kết hợp với các giải pháp tại nhà để hỗ trợ rút ngắn thời gian kiểm soát bệnh và khắc phục triệu chứng tốt hơn.

Dưới đây là 10+ cách trị nước ăn chân tại nhà được áp dụng phổ biến:

1. Ngâm rửa nước muối loãng trị nước ăn chân

Ngâm rửa với nước muối loãng là giải pháp rất đơn giản giúp khắc phục tình trạng ngứa da. Trong đó có thể đáp ứng tốt với trường hợp ngứa da do bệnh nước ăn chân gây ra.

Muối biển là một nguyên liệu tự nhiên quen thuộc có đặc tính sát trùng và chống viêm mạnh mẽ. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh nước ăn chân. Hơn nữa còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng kích hoạt tại vùng da bệnh.

Tốt nhất nên pha nước muối loãng ấm để ngâm rửa chân vào buổi tối trước khi ngủ. Nhiệt độ ấm sẽ giúp đánh lạc hướng các dây thần kinh cảm giác. Từ đó tránh phát sinh tình trạng ngừa ngáy gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Ngâm rửa chân với nước muối loãng giúp làm giảm ngứa và chống viêm rất tốt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 chậu nhỏ nước ấm
  • Thêm vào 1 thìa cà phê muối biển rồi khuấy đều cho tan
  • Dùng nước này để ngâm rửa chân khoảng 10 phút
  • Nước muối loãng ấm sẽ giúp làm sạch và tiêu diệt hại khuẩn, nấm men có ở vết thương

2. Cách trị nước ăn chân tại nhà bằng phèn chua

Bên cạnh muối biển thì phèn chua cũng là nguyên liệu mà bạn có thể tận dụng để hỗ trợ điều trị bệnh nước ăn chân. Phèn chua còn được gọi là muối sunfat kali nhôm. Nguyên liệu này có tác dụng sát trùng, giảm ngứa và làm săn da rất tốt.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học còn cho biết, phèn chua có khả năng ức chế được nhiều loại nấm men. Trong khi đó nấm men lại là tác nhân chính gây bệnh nước ăn chân. Dùng phèn chua chữa nước ăn chân ngoài khắc phục triệu chứng thì còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và thúc đẩy tổn thương chóng lành.

Có thể dùng phèn chua chữa bệnh nước ăn chân theo 2 cách sau:

✧ Cách thứ nhất:

  • Chuẩn bị 1 ít phèn chua đun cho đến khi tan chảy rồi khô thành dạng bột trắng
  • Sau đó đem nghiền nát thành bột mịn
  • Rửa sạch và lau khô vùng da bị ảnh hưởng rồi rắc bột phèn chua lên
  • Cần kiêng nước trong thời gian điều trị
  • Sau vài ngày thì vết thương có thể dần lành trở lại

Cách thứ hai:

  • Chuẩn bị 1 chậu nhỏ nước ấm
  • Thêm 1 thìa cà phê phèn chua vào khuấy cho tan
  • Dùng nước này ngâm chân khoảng 5 – 10 phút
  • Sau đó dùng khăn sạch lau khô chân và chú ý kiêng nước

3. Dùng lá trầu không chữa nước ăn chân

Lá trầu không là thảo dược có đặc tính sát trùng, chống khuẩn, kháng nấm và chống viêm mạnh mẽ. Nhờ vậy mà được dùng rất phổ biến trong điều trị các chứng bệnh da liễu thường gặp. Trong đó dùng lá trầu không chữa nước ăn chân cũng là mẹo tại nhà rất dễ áp dụng.

Dùng lá trầu không chữa nước ăn chân là mẹo dân gian rất dễ áp dụng

Các tài liệu đông y cho biết, lá trầu không có vị cay hơi nồng, tính ấm và mùi rất đặc trưng. Thảo dược này phát huy tốt các công dụng tiêu viêm, ngừa nấm men, chống khuẩn và sát trùng.

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng tìm thấy trong thảo dược này có chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính tốt. Ví dụ như eugenol, carvacrol, tanin, chavicol… Các thành phần này đều có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, kháng khuẩn và chống nấm rất hiệu quả. Hơn nữa còn có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương da do bệnh nước ăn chân.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 7 lá trầu không (cho con trai) hoặc 9 lá trầu không (cho con gái)
  • Ngâm thảo dược trong nước muối loãng 5 phút rồi rửa sạch
  • Vò cho hơi nhàu rồi cho vào ấm đun sôi cùng nửa lít nước
  • Thêm vào 1 ít phèn chua rồi khuấy tan
  • Để dung dịch này nguội rồi dùng thoa lên vùng bị đau
  • Cách này nên áp dụng nhiều lần trên ngày trong 3 ngày liên tục

4. Hướng dẫn dùng rau sam chữa nước ăn chân

Ngoài được dùng để chế biến thành nhiều món ăn thì rau sam còn được tận dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Thảo dược này có khả năng kháng viêm và chống nhiễm trùng rất tốt.

Một số thành phần hoạt chất trong rau sam như staphylococus, vitamin, acid folic, choline… có dược tính rất tốt. Chúng có khả năng ức chế một số loại nấm men và hại khuẩn gây bệnh nước ăn chân. Ngoài ra còn có tác dụng thúc đẩy sản sinh các tế bào da mới để chữa lành tổn thương do bệnh nước ăn chân gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau sam tươi đem ngâm nước muối loãng 5 phút
  • Rửa lại thêm vài ba lần cho sạch rồi để ráo hẳn nước
  • Cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối
  • Bọc hỗn hợp trong 1 chiếc khăn xô sạch rồi chấm vào vùng da bị nước ăn
  • Cách này nên thực hiện nhiều lần/ ngày trong 3 ngày liên tục

5. Cách trị nước ăn chân tại nhà bằng búp ổi

Trị nước ăn chân bằng búp ổi cũng là mẹo dân gian có thể thực hiện ngay tại nhà. Búp ổi non là nguyên liệu lành tính, dễ dàng tìm kiếm ngay trong vườn nhà để sử dụng.

Búp ổi non chứa nhiều thành phần có tác dụng ức chế hoạt động của nấm men và hại khuẩn

Mẹo chữa từ búp ổi non giúp ức chế được hoạt động của nhiều loại nấm men và hại khuẩn. Hơn nữa còn khắc phục nhanh tình trạng ngứa ngáy trên da do bệnh nước ăn chân gây ra.

Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính trong trong búp ổi. Điển hình như Tanin, Avicularin, Quercetin, Beta – sitosterol,… Đặc biệt là thành phần Tanin có tác dụng hỗ trợ chữa lành tổn thương trên da do nấm men gây ra rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm búp ổi non đem ngâm nước muối loãng 5 phút
  • Rửa lại thêm vài ba lần cho sạch rồi vớt ra để ráo
  • Cho vào cối giã nát với 1 ít muối hạt
  • Dùng hỗn hợp này chà xát nhẹ nhàng vào các kẽ chân
  • Sau đó rửa lại với nước sạch và dùng khăn mềm thấm khô

6. Cách dùng gừng trị nước ăn chân tại nhà

Gừng tươi không chỉ là thực phẩm gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Gừng tươi hay còn được gọi là sinh khương – dược liệu có vị cay nồng và tính ấm. Bên cạnh tác dụng giải độc, khử mùi hôi, tán phong hàn thì gừng tươi còn có khả năng giảm ngứa và chống viêm.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu dược lý hiện đại thì nước cốt gừng tươi có tác dụng kìm hãm một số nấm men và vi khuẩn gây hại. Ngoài ra các thành phần Zingerone và Gingerol trong gừng còn có tác dụng ức chế prostaglandin – một thành phần trung gian của các phản ứng viêm.

Mẹo chữa nước ăn chân từ gừng có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm và đỏ ngứa ở vùng da tổn thương. Hơn nữa còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tổn thương da lan rộng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 củ gừng tươi đem rửa sạch rồi cắt thành lát
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi thả gừng vào đun thêm vài ba phút nữa
  • Đổ nước sắc ra thau và chờ cho nguội bớt
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương nhằm làm giảm ngứa ngáy

7. Trị nước ăn chân bằng bột yến mạch

Ngứa ngáy là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh nước ăn chân. Lúc này, bạn có thể tận dụng bột yến mạch để hỗ trợ khắc phục nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Hàm lượng saponin trong yến mạch có tác dụng giúp làm sạch da dịu nhẹ. Còn lượng kẽm tương đối dồi dào lại giúp sát trùng, chống khuẩn và kháng nấm.

Dùng bột yến mạch chữa nước ăn chân là giải pháp giúp làm giảm ngứa ngáy rất hữu hiệu

Ngoài ra, trong bột yến mạch còn chứa một hàm lượng lớn avenanthramides. Hoạt chất này có khả năng làm giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm trùng. Hơn nữa còn có tác dụng thúc đẩy các tổn thương trên da chóng lành hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 chậu nước ấm có nhiệt độ phù hợp
  • Thêm vào 2 – 3 thìa bột yến mạch rồi khuấy đều lên
  • Dùng nước này để ngâm rửa, vệ sinh vùng da bị ảnh hưởng
  • Cuối cùng nên dùng nước sạch rửa lại để loại bỏ hết bột yến mạch còn dính trên da

8. Lá chè xanh – Thảo dược giúp trị nước ăn chân

Lá chè xanh cũng là thảo dược tự nhiên rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh công dụng thanh nhiệt, giải độc thì thảo dược này còn được dùng ngoài để khắc phục các vấn đề da liễu thường gặp. Trong đó dùng lá chè xanh trị nước ăn chân là mẹo đơn giản được áp dụng rất phổ biến.

Nhiều thành phần hoạt chất có trong lá chè xanh được các nghiên cứu đánh giá là có khả năng chống viêm, chống nấm, kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Điển hình như Epicatechicalat, Epicatechin, Polyphenol… Ngoài ra nhiều hợp chất chống oxy hóa trong thảo dược còn có tác dụng làm giảm ngứa và thúc đẩy tổn thương da chóng lành.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh ở dạng tươi
  • Ngâm nước muối loãng 5 phút rồi rửa lại cho sạch
  • Vớt ra để ráo rồi vò nhẹ và cho vào nồi đun sôi với 1.5 lít nước
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm nước lã vào cho ấm
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị bệnh hằng ngày
  • Khi thực hiện có thể tận dụng phần bã lá chè để chà nhẹ lên bề mặt da

9. Cách dùng lá lốt trị nước ăn chân tại nhà

Cách trị nước ăn chân bằng lá lốt là mẹo đơn giản tại nhà rất dễ áp dụng. Lá lốt cũng là một loại thảo dược tự nhiên quen thuộc, rất lành tính và dễ kiếm.

Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm và mùi thơm đặc trưng với nhiều công dụng quý. Đặc biệt là giúp chỉ thống, tán hàn và sát khuẩn rất hiệu quả.

Lá lốt cũng là thảo dược quen thuộc có thể tận dụng để chữa nước ăn chân

Dùng lá lốt nấu nước sắc ngâm rửa chân sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm trùng. Từ đó tạo điều kiện cho các tổn thương trên da mà bệnh nước ăn chân gây ra chóng lành hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi đem ngâm nước muối loãng 5 phút
  • Rửa lại vài ba lần cho sạch rồi để ráo
  • Cho vào ấm đun sôi cùng 2 lít nước trong 5 phút
  • Đổ nước sắc ra chậu, chờ nguội bớt thì dùng ngâm rửa vùng da bệnh

10. Trị nước ăn chân bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà hay còn được gọi là dầu cây trà – nguyên liệu rất quen thuộc trong đời sống. Trong loại tinh dầu này chữa lượng lớn các thành phần Terpinen-4-ol và Gamma-terpinene. Ngoài tác dụng trị mụn và chăm sóc da thì dầu cây trà còn có khả năng kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả.

Những người đang bị nước ăn chân hoàn toàn có thể dùng tinh dầu tràm trà để khắc phục. Nguyên liệu này sẽ giúp ức chế hoạt động của nấm men gây hại. Ngoài ra còn hỗ trợ làm dịu da và giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh nước ăn chân gây ra.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng vài ba giọt tinh dầu tràm trà với nước ấm theo tỉ lệ 1:1
  • Vệ sinh và lau khô hoàn toàn vùng da bệnh
  • Sau đó thoa tinh dầu tràm trà pha loãng lên da
  • Để nguyên khoảng 10 phút rồi dùng nước ấm rửa lại

11. Cách chữa nước ăn chân tại nhà bằng tỏi

Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp được dùng làm tăng hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn. Ngoài ra, nguyên liệu này được dùng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu. Bệnh nước ăn chân là một trong số đó.

Tỏi có đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn rất mạnh mẽ. Hoạt chất allicin dồi dào trong nguyên liệu này hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên. Nhờ đó mà có thể ức chế nấm men, hại khuẩn gây bệnh nước ăn chân.


Các hoạt chất trong tỏi giúp ức chế được nhiều loại nấm men gây bệnh nước ăn chân

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 tép tỏi tươi đem lột sạch vỏ
  • Cho vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt
  • Vệ sinh và lau khô hoàn toàn vùng da cần điều trị
  • Sau đó thoa 1 lớp mỏng nước cốt tỏi lên
  • Để nguyên khoảng 7 – 10 phút rồi rửa lại cho sạch

Bệnh nước ăn chân nặng điều trị như thế nào?

Các giải pháp trị nước ăn chân tại nhà chỉ có khả năng đáp ứng tốt với những trường hợp bệnh còn nhẹ. Nếu tổn thương da lan rộng hay gây ngứa nhiều thì điều trị y tế là rất cần thiết.

Đa phần các trường hợp ăn chân đều có thể đáp ứng tương đối tốt với điều trị tại chỗ. Một số loại thuốc bôi sau đây có thể được bác sĩ chỉ định:

  • BSI 2%
  • ASA
  • Castellani
  • Nizoral
  • Calorem

Ngoài ra đẻ giúp sát khuẩn và làm khô mủ thì một số dung dịch thuốc màu có thể được dùng. Điển hình như:

  • Xanh Methylen
  • Màu tím Gentian
  • Màu đỏ Fuschsin

Trong các trường hợp bị tổn thương nặng thì nên kết hợp với các thuốc chống nấm như:

  • Griseofulvin
  • Nizoral
  • Sporal

Vấn đề thường trở nên nghiêm trọng hơn khi tổn thương có mủ gây đau nhức hay tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng rộng. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm.

Đa phần các trường hợp bị nấm ăn chân đều đáp ứng tốt với điều trị tại chỗ

Đối với các loại thuốc chữa bệnh nước ăn chân dù là thuốc bôi hay thuốc uống thì đều phải dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa nhận tham vấn y khoa. Trường hợp có bất thường xảy ra hay thuốc điều trị không đáp ứng thì nên chủ động báo cho bác sĩ để được điều chỉnh.

Lưu ý khi điều trị bệnh nước ăn chân

Nước ăn chân là bệnh lý thường gặp và không khó để điều trị. Tuy nhiên khi có những điều kiện thuận lợi thì bệnh rất dễ tái phát.

Để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, ngăn ngừa rủi ro phát sinh và khả năng tái phát bệnh, cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Duy trì ngâm vùng da bị bệnh vào dung dịch thuốc tím được pha loãng khoảng từ 2 – 3 lần/ ngày. Hoặc có thể ngâm rửa bằng dung dịch nước muối 9%. Đồng thời giữ cho chân luôn sạch sẽ, thông thoáng và khô ráo.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát để giải tỏa cơn ngứa. Nếu bị ngứa quá nhiều hãy nhờ bác sĩ kê toa thuốc phù hợp.
  • Trường hợp phải tiếp xúc với nước nhiều thì nên dùng ủng bảo hộ. Sau khi phải lội nước cần chú ý rửa chân sạch sẽ bằng nước sạch và xà phòng kháng khuẩn. Sau đó lau khô các kẽ ngón chân.
  • Tuyệt đối không đi giày, tất khi còn ẩm ướt. Đặc biệt là không dùng chung các vật dụng này với những người khỏe mạnh.
  • Đối với giày tất nên thường xuyên giặt bằng nước nóng và phơi ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

Bài viết đã chia sẻ một số cách trị nước ăn chân trong từng trường hợp bệnh nặng nhẹ khác nhau. Tốt nhất khi các giải pháp tại nhà không đáp ứng hoặc tổn thương trở nên nghiêm trọng thì bạn hãy tìm đến bác sĩ. Dùng thuốc đúng cách theo chỉ dẫn sẽ giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng, ngăn rủi ro phát sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *