BỆNH NƯỚC ĂN CHÂN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ ĐIỀU TRỊ

Nấm ăn chân là căn bệnh ngoài da phổ biến khi bàn chân tiếp xúc với nước thường xuyên. Đa số những trường hợp bị nấm ăn chân đều chủ quan với triệu chứng. Nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải những tổn thương nghiêm trọng. Bài viết thông tin cụ thể về vấn đề này.

Bệnh nấm ăn chân là một trong những triệu chứng viêm da do nấm gây ra phổ biến nhất ở nữ giới

Nấm ăn chân, nước ăn chân là bệnh gì?

Tình trạng nấm ăn chân được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như bệnh sâu nước ăn chân hay hà ăn chân. Đây là tình trạng da chân, kẽ ngón chân bị vi nấm tấn công. Ngoài bề mặt da bong thành từng mảng, có thể kèm theo dịch do những tổn thương ở tầng trung bì. Bệnh thường xảy ra trong thời tiết mưa dầm, ở những người phải làm việc trong môi trường nước bẩn, bàn chân hay bị bí kín, mang giày liên tục có khả năng bị nấm ăn chân rất cao.

Nguyên nhân nấm ăn chân chủ yếu là do vi nấm candida albicans, trichophyton, microsporum … Chúng có trong nguồn nước bẩn và sinh sôi rất nhanh trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Khi số lượng vi khuẩn tập trung đủ số lượng nhất định và bắt đầu hình thành các triệu chứng ngoài da. Bệnh nấm ăn chân bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm dạng nấm ăn chân gây khô da, nứt kẽ chân; nấm ăn chân gây ngứa ngáy, khó chịu; dạng nấm ăn chân gây bong tróc ngoài da, hình thành các mảng đỏ, hoặc có dịch mủ kèm theo.

Ở mỗi dạng nấm ăn chân đều gây ra những khó chịu nhất định. Nếu như không điều trị sớm, vi nấm sẽ gây ra các nguy cơ bị bội nhiễm, mụn trắng, triệu chứng sẽ càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh có tiếp xúc với nước.

Triệu chứng nấm ăn chân

Nấm chân có biểu hiện đặc trưng là tình trạng nứt nẻ, chảy máu và thay đổi cấu trúc da ở bàn chân. Triệu chứng thường bắt đầu ở ngón chân thứ 3, thứ 4 và sau đó lây lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Tuy nhiên các triệu chứng nấm ăn chân cũng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng khô da thông thường. Biểu hiện đặc trưng gồm có:

  • Tình trạng nứt nẻ, khô da hoặc bong da thành mảng nhỏ xảy ra ở các kẽ chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, rìa bàn chân
  • Tại khu vực kẽ chân và xung quanh bàn chân luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, da khô đóng vảy và bong tróc.
  • Màu sắc da quanh vùng đầu ngón chân thường thay đổi trắng bợt, đầu móng tím tái hoặc không có độ hồng hào như bình thường.
  • Dưới lớp da chân có thể có mụn mủ hoặc bọng nước, da bị mủn hoặc loét, tại các vùng khuyến có thể bị nứt kẽ, rất đau.
  • Nếu như da khô nứt, tại kẽ nứt rỉ máu đến chảy máu nhiều, khi đi lại người bệnh sẽ cảm giác rất đau.
  • Xung quanh khu vực vị nấm ăn chân có màu hồng hoặc đỏ, nổi bật hơn so với những vùng da lành còn lại.

Nấm ăn chân có nguy hiểm không?

Tương tự với các dạng nấm da khác, nấm ăn chân thường gây ngứa ngáy khó chịu và có thể gây ra tổn thương hở

Tình trạng nấm ăn chân là một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất. Hơn 60% người trưởng thành từng bị nấm ăn chân ít nhất 1 lần trong đời. Thông thường triệu chứng không gây nguy hiểm, người bệnh cơ bản chỉ bị khó chịu vì cơn ngứa ngáy và mất thẩm mỹ do triệu chứng gây ra. Những biểu hiện nghiêm trọng hơn như nứt nẻ bề mặt dưới của bàn chân hoặc giữa các kẽ ngón chân sẽ gây đau nhức, chảy máu.

Tuy nhiên bạn nên cảnh giác trước nguy cơ bội nhiễm do nấm ăn chân gây ra. Điều này đồng thời cũng có thể gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn máu nếu như các vi nấm này tạo vết thương hở và gây nhiễm trùng sâu. Những biểu hiện cho thấy nguy cơ nhiễm trùng máu xảy ra là tình trạng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, kèm theo cơn đau rát và nhức khớp quanh vùng da bị nấm ăn chân, đôi khi bạn cũng có thể nhận thấy các đốm đỏ nổi quanh bẹn, háng.

Bệnh gây cản trở các hoạt động thường ngày, cơ bản là việc đi lại của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, do nấm ăn chân sẽ khiến vùng tổn thương nhạy cảm hơn trước các ma sát. Nếu như không điều trị sớm, bệnh sẽ gây viêm loét và để lại sẹo. Mặc dù hiếm gặp nhưng nấm ăn chân cũng là nguyên nhân gây viêm khớp.

Thuốc bôi trị nấm ăn chân

Nhiều người bị nấm ăn chân có lở loét và vết nứt sử dụng nước muối hay cồn ( oxy già ) để rửa vết thương. Tuy nhiên nấm là một nguyên nhân đặc biệt cần được điều trị bằng thuốc riêng biệt, mà các dung dịch trên chỉ có tác dụng hỗ trợ sát trùng. Những loại thuốc điều trị nấm ăn chân là dạng thuốc bôi tại chỗ, bao gồm các chất như nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol… Chỉ những trường hợp viêm nhiễm , lở loét nặng thì mới sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống.

✧ Dung dịch BSI 2%

Đây là dung dịch bôi ngoài da được dùng điều trị nấm da rất hiệu quả. Trước khi dùng dung dịch, bạn nên rửa sạch các kẽ chân bị tổn thương, sau đó lau khô và bôi lớp mỏng thuốc lên da 1-2 lần/ngày. Tránh trường hợp bạn bôi thuốc quá nhiều sẽ gây ra cảm giác nóng rát, châm chích tại vị trí tổn thương.

✧ Dung dịch cồn ASA

Dung dịch ASA có tác dụng chữa nấm da hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát

Thay vì sử dụng các loại cồn 90 độ thông thường, khi trị bệnh nấm da bạn nên sử dụng dung dịch cồn ASA. Sau khi vệ sinh và lau khô vùng da bị bệnh, bạn bôi lớp cồn mỏng thấm qua lớp bông, mỗi ngày bạn nên bôi cồn 2 lần sáng, tối. Khi sử dụng cồn bạn có thể cảm thấy nóng rát, kích ứng vùng da bôi thuốc.

Thuốc Povidon Iod

Thuốc điều trị nấm ăn chân được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng là Povidon Iod 10% . Bạn có thể dùng thuốc để chữa chứng nước ăn chân và sát trùng vùng vết thương hở. Trong đó công dụng chính củ Povidon Iod 10% là khả năng điều trị chứng nấm kẽ ngón chân, điều trị cải thiện tình trạng nấm móng, nấm ăn kẽ ngón tay, nấm tóc. Ngoài ra thuốc sẽ giúp làm lành nhanh chóng các vết thương ngoài da bị nhiễm trùng.

Khi sử dụng Povidon, chỉ dùng lượng vừa đủ để bôi lên vết thương hoặc pha loãng dung dịch với nước theo tỉ lệ 1/5 để rửa vết thương. Sau khi bôi thuốc bạn nên đợi đến khi thuốc khô ráo thì sinh hoạt và vận động bình thường.

✧ Thuốc Dipolac

Bạn có thể sử dụng Dipolac G® để chữa nấm ăn chân và nhiều vấn đề da liễu khác. Dipolac thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn có corticoid dùng tại chỗ, người ta thường sử dụng thuốc bôi ngoài da cho các vấn đề như nấm da, viêm da và dị ứng, nhiễm khuẩn da, nấm kẽ tay, kẽ chân.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Dipolac để cải thiện tình trạng tổn thương, nhiễm trùng do các biến chứng viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng gây ra. Nhóm thuốc này không khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ nữ có thai nên cân nhắc khi dùng thuốc. Khi dùng thuốc bạn nên rửa sạch và lau khô ráo vùng da bị bệnh, sau đó bôi thuốc lên da với lượng vừa đủ để tránh làm khô da . Mỗi ngày bôi thuốc từ 2 – 3 lần sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt.

✧ Griseofulvin 5%

Nhóm kháng sinh và kháng nấm có thể loại trừ được các vi nấm gây bệnh nấm ăn chân

Một loại thuốc trị nấm ăn chân có công dụng rất hiệu quả và nhanh chóng là Griseofulvin 5% . Đây dạng thuốc mỡ bôi da dùng để chữa bệnh nấm da, nấm móng hoặc viêm da do chủng lỵ khí gây ra. Thuốc phát huy hiệu quả với cơ chế kháng nấm, khi thẩm thấu sâu vào da sẽ phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào, từ đó ngăn cản quá trình phân bào diễn ra và tạo ra DNA mới. Nhờ đó mà Griseofulvin 5% sẽ hỗ trợ điều trị rất tốt đối với những vấn đề ngoài da do nấm ký sinh gây ra. Các chuyên gia nghiên cứu đã nhận định Griseofulvin có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm da Trichophyton – chủng nấm chủ yếu gây ra các vấn đề ngoài da trên cơ thể người.

Người bệnh có thể dùng Griseofulvin 5% như loại thuốc bôi ngoài da thông thường. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và lau khô rồi mới bôi thuốc, mỗi ngày nên dùng thuốc bôi lên da khoảng 3-4 lần. Đối với bệnh nấm ăn chân dùng thuốc 1– 3 tuần, nếu dùng để trị hăm dùng khoảng 1 tháng và lâu hơn khi dùng thuốc để trị nấm tóc.

✧ Povidon-Iod HD

Thuốc trị nấm ăn chân Povidon-Iod HD có hiệu quả nhanh chóng trong việc sát trùng da do nấm da, hoặc di viêm da dị ứng gây ra. Thuốc được sử dụng đơn giản bằng cách bôi trực tiếp lượng vừa đủ lên niêm mạc, dùng điều trị các tổn thương ngoài do cào xước, phồng rộp do bỏng lạnh, vết bỏng, sát khuẩn vết thương hở. Povidon-Iod HD đem lại hiệu quả nhanh chóng trong điều trị bệnh nấm, bong da do ma sát, hăm da, bệnh nước ăn chân.

Trước khi sử dụng Povidon-Iod HD, người bệnh nên vệ sinh vùng da bị thương thật kỹ lưỡng trước tiên. Sau khi vùng da này khô mới bôi thuốc, không cần rửa lại với nước sau đó. Mỗi ngày bạn dùng thuốc bôi lên da 1-2 lần cho đến khi triệu chứng được cải thiện.

✧ Genatreson

Genatreson thuộc nhóm ETC, là tuýp thuốc chất kem hỗ trợ trị nấm và viêm nhiễm da. Thuốc trị nấm ăn chân Genatreson dược dùng để điều trị tình trạng nước ăn chân, hắc lào, lang ben, nấm móng, viêm da do nấm nói chung…. Ngoài ra nhím thuốc này cũng được sử dụng để cải thiện triệu chứng do bệnh chàm Eczema cấp và mãn tính gây ra. Bạn cũng có thể sử dụng Genatreson để chống nhiễm trùng và hạn chế tình trạng sưng tấy do côn trùng đốt.

Sử dụng nước muối vệ sinh vùng da bị nấm trước và lau khô, sau đó mới nên bôi thuốc trị nấm

Genatreson được sử dụng như loại thuốc bôi tại chỗ, người bệnh dùng thuốc thoa lên vùng da bị bệnh với tần suất 2-3 lần/ngày. Genatreson không dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc nhạy cảm với các thành phần thuốc.

Những loại thuốc trị nấm ăn chân kể trên đều được bày bán tại các hiệu thuốc Tây dưới dạng thuốc không kê đơn. Thuốc có hiệu quả điều trị tốt, nhưng đồng thời một số phản ứng phụ cũng có thể xảy ra nếu bạn có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc. Để tránh những hậu quả xấu xảy ra, trước khi dùng thuốc bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến của chuyên gia. Đối với những trường hợp nấm ăn chân nhẹ, có thể không điều trị bằng thuốc mà chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, vệ sinh cơ bản thì bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.

Lưu ý gì khi điều trị nấm ăn chân?

Bệnh nấm ăn chân là căn bệnh da liễu xảy ra nhất thời, bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên khi nhận thấy những biểu hiện nguy hiểm như tình trạng vùng da dưới chân thấy đỏ, trợt da, kèm theo chảy dịch vàng, mùi hôi thì bệnh nhân cần kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa ngay. Khi sử dụng các loại biệt dược để điều trị nấm ăn chân, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Sau khi dùng thuốc, trong vòng 60ph sau đó bạn không nên ngâm rửa vùng da bị tổn thương để tránh trôi thuốc.
  • Trước khi bôi thuốc nên làm sạch da, và đồng thời sử dụng các loại bông, gạc sạch để bôi thuốc lên da.
  • Chỉ nên bôi một lớp mỏng thuốc lên da, tránh để thuốc dồn thành cục, dùng lượng thuốc vừa đủ với tổn thương sau đó dàn đều thuốc lên bề mặt.
  • Nếu bạn có cảm giác nóng, rát ở tổn thương có thể là do bạn bôi lượng thuốc quá mức.
  • Hạn chế mặc đồ ướt hoặc mang vớ ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, bệnh dễ bị tái nhiễm.
  • Người bệnh nên hong khô bàn chân sau khi đi mưa về, hoặc sau khi để chân có tiếp xúc với nước bẩn.
  • Không nên mang vớ hoặc giày bít mũi trong khi bị nấm ăn chân vì sẽ khiến bệnh điều trị lâu khỏi.
Cách chăm sóc da chân

Chăm sóc và vệ sinh vùng da chân đúng cách sẽ hỗ trợ phòng ngừa triệu chứng tái phát

Nấm ăn chân là căn bệnh thường hay gặp trong mùa mưa, bệnh có thể điều trị dễ dàng bằng cách chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng và kết hợp dùng các loại thuốc kháng nấm khi cần thiết. Để tránh tái phát bệnh, bạn nên hạn chế để chân, cũng như cơ thể ẩm ướt lâu ngày, đồng thời tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất, hạn chế được các tác dụng phụ xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *