Hiện nay, việc chữa á sừng da đầu còn nhiều khó khăn, do bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng, tái phát dai dẳng. Trường hợp điều trị sai cách dễ dẫn đến á sừng da đầu gây rụng tóc, tổn thương lan rộng xuống vùng tai, mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức bệnh và liệu pháp chữa trị á sừng da đầu hiệu quả từ bài thuốc Nam 100% thảo dược thiên nhiên.
Bệnh á sừng da đầu là gì? Có lây không?
Á sừng da đầu được định nghĩa là tình trạng da đầu có dấu hiệu bị khô. Da đầu xuất hiện nhiều mảng da dày sừng đóng vảy màu trắng bên trên giống như gàu. Một số trường hợp còn kèm theo hiện tượng nứt da, đỏ da và ngứa ngáy khó chịu. Đây thực chất là biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng là yếu tố kích hoạt bệnh.
Bệnh á sừng da đầu cần có cách điều trị đúng đắn thì mới có cơ hội lành bệnh
Căn bệnh này thường xuất hiện có tính chu kỳ, tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Các triệu chứng của á sừng da đầu có khuynh hướng nặng hơn vào thời điểm giao mùa. Bệnh kéo dài dai dẳng khiến bệnh nhân khó chịu. Những mảng gàu màu trắng rơi rụng đầy trên tóc và trên áo gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin.
Các triệu chứng bệnh á sừng khiến nhiều người lo sợ sẽ bị lây bệnh khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, bệnh á sừng da đầu không phải là căn bệnh lây nhiễm. Bệnh không có khả năng lây từ người bệnh sang người lành khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bị á sừng, vảy nến da đầu.
Dấu hiệu bị bệnh á sừng da đầu là gì? có nguy hiểm không?
Á sừng da đầu có triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với vảy nến da đầu hay nấm da đầu. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Có lớp vảy màu trắng phủ trên da đầu: Những mảng vảy này rất giống gàu da đầu nhưng hợp thành từng mảng màu trắng, dễ bong tróc…
- Da đầu đùn lên thành nhiều lớp vảy: Sau một thời gian lớp vảy bong tróc, làm lộ ra lớp da màu hồng. Các lớp sừng non mới hình thành mọc đùn lên phía dưới. Hiện tượng này sẽ tăng nặng vào những ngày thời tiết khô hanh.
Da đầu nổi nhiều mảng vảy trắng là triệu chứng của á sừng da đầu
- Da đầu bị khô, ngứa: Da đầu trở nên khô và dễ bị kích ứng. Da đầu luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy. Việc gãi ngứa khiến cơn ngứa trở nên trầm trọng hơn và tổn thương da đầu.
- Vùng da á sừng lan rộng: Bệnh á sừng tiến triển rất nhanh. Nếu không điều trị, vùng da á sừng sẽ dần lan xuống trán, sau gáy và toàn thân.
- Tóc rụng nhiều: Tổn thương lớp sừng ngoài da và nang tóc gây rụng tóc. Á sừng da đầu gây rụng tóc khiến nhiều người lo lắng.
Khi bị bệnh á sừng da đầu, các tế bào da và nang tóc trở nên suy yếu khiến cho tóc rụng nhiều. Bên cạnh đó, việc không điều trị hoặc điều trị sai cách khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm. Tình trạng sẽ càng thêm trầm trọng nếu các tổn thương do á sừng bội nhiễm dẫn đến sưng đau, mưng mủ. Do đó, người bệnh cần điều trị đúng cách càng sớm càng tốt để khắc phục á sừng cũng như rụng tóc do á sừng da đầu.
Rụng tóc do bị á sừng da đầu vẫn có thể mọc lại
Vậy nguyên nhân gây bệnh á sừng da đầu là do đâu? Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn nhận biết “thủ phạm” gây bệnh để chủ động trong phòng ngừa và điều trị.
Nguyên nhân á sừng da đầu thường gặp
Hiện khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây á sừng da đầu chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát và khiến các triệu chứng bệnh bùng phát như:
- Di truyền: Có khoảng 25% bệnh nhân bị á sừng da đầu có người thân mắc bệnh.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin A,C,D,E khiến chất lượng lớp sừng bị ảnh hưởng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Dùng thuốc tân dược bừa bãi: Một số loại thuốc Tây khi sử dụng không đúng cách hoặc quá liều sẽ gây rối loạn hoạt động tái tạo các tế bào da mới. Tự ý sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng ở da đầu.
- Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh: Người có cơ địa mẫn cảm dễ bị kích ứng da đầu khi tiếp xúc với bụi bẩn hay nguồn nước ô nhiễm dễ bị á sừng da đầu…
- Tiếp xúc với hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc hóa chất, nước tẩy rửa làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, đối tượng dễ mắc á sừng gồm: thợ làm tóc, công nhân xây dựng, đầu bếp, chị em phụ nữ nội trợ…
Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, da đầu bị khô và thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mắc á sừng trên da đầu.
Các cách chữa á sừng da đầu tốt nhất hiện nay
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh á sừng da đầu, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để giảm ngứa ngáy khó chịu. Nếu bệnh có diễn tiến nặng thì cần dùng đến thuốc Tây hay thuốc đông y mới có hiệu quả. Một số cách trị á sừng ở da đầu được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:
1. Cách chữa á sừng da đầu bằng dân gian tại nhà
Trong dân gian có nhiều thảo mộc tự nhiên chứa hoạt chất kháng viêm, chống ngứa giúp hỗ trợ điều trị bệnh á sừng nhẹ. Các thảo dược như đinh lăng, huyết dụ , lá trầu không hay chanh được dân gian tin dùng. Một số mẹo chữa á sừng theo dân gian như:
✧ Chữa á sừng da đầu bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng sát khuẩn, kháng nấm, làm ẩm và mềm da. Bôi đều dầu dừa lên da đầu sau khi gội, ủ 15-20 phút rồi xả lại bằng nước sạch giúp giảm triệu chứng bong tróc do á sừng trên đầu.
✧ Trị á sừng da đầu bằng lá đinh lăng và huyết dụ: Lấy 100g lá đinh lăng, 50g lá huyết dụ. Đem rửa sạch, sắc kỹ với 600ml nước cho đến khi cạn còn 300ml. Gạn lấy nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5-7 ngày để giảm ngứa, giảm khô và nứt nẻ da đầu khi bị á sừng.
✧ Cách trị á sừng da đầu bằng lá trầu không: Lấy 10 lá trầu không bánh tẻ (không quá già, không quá non) còn tươi. Bạn đem rửa sạch, cắt nhỏ ra và nấu với nước, uống mỗi ngày 1 ly.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không làm bài thuốc tắm gội chữa á sừng, với các thành phần: Trầu không 7 lá, bèo hoa dâu 7 lá, rau răm khoảng 2 nắm nhỏ và 1 thìa cà phê muối hạt. Rửa sạch các loại lá rồi đem đun sôi với 3 lít nước trong 15 phút. Chờ cho nước nguội thì lấy 1 ly uống. Phần còn lại pha loãng với nước sạch cho đủ gội đầu. Trường hợp á sừng da đầu đã lan xuống khắp cơ thể thì có thể lấy nước này để tắm rửa mỗi ngày một lần. Sau khi tắm gội với thuốc xong nên tắm gội bằng nước lạnh.
Thành phần tinh dầu có trong lá trầu không chứa hoạt chất kháng sinh mạnh. Nó giúp ức chế các loại vi khuẩn cũng như vi nấm gây bệnh. Đồng thời, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và bổ sung dưỡng chất tự nhiên giúp da đầu khỏe mạnh hơn.
Lá trầu không trị á sừng da đầu rất hiệu quả
2. Thuốc trị á sừng da đầu từ Tây y
Sau thuốc dân gian thì thuốc Tây là lựa chọn của nhiều bệnh nhân, nhất là á sừng mãn tính, nặng. Bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn các loại thuốc sau:
✧ Các loại thuốc bôi trị á sừng da đầu
Bao gồm các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng kết hợp với kháng sinh, kháng nấm nếu vùng da bị bệnh có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
- Acid Salicylic: Hoạt chất tiêu sừng, làm tăng độ ẩm cho da, khiến cho các tế bào da bị bệnh bị phân rã. Làm ẩm vùng da đầu trước 5 phút, lấy một lượng vừa đủ bôi lên da đầu ngày 1-2 lần.
- Thuốc kháng nấm tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc như Clotrimazol và Miconazole hay Nystatin. Thuốc được chỉ định khi bị á sừng da đầu có nhiễm nấm với liều lượng 2-3 lần/ ngày
- Calcipotriol 0,005%: Là một dạng dẫn xuất vitamin D3 tổng hợp có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da. Bôi thuốc 2 lần/ ngày trong khoảng 2 tuần.
✧ Chữa á sừng da đầu bằng corticoid nhẹ:
Corticoid dạng dung dịch hoặc gel bôi ngoài da được chỉ định ngắn hạn. Khi sử dụng cần chú ý đến các tác dụng phụ như: Mỏng da, giãn mao mạch, teo da hay làm giảm sắc tố trên da…
- Diprosalic: Tác dụng kháng viêm, giảm ngứa và làm bong tróc lớp sừng trên da. Bôi thuốc 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
- Betnoval: Tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị bệnh 2-3 lần/ ngày.
- Hydrocortison: Tác dụng kháng viêm mạnh.
✧ Dùng thuốc mỡ vitamin A dạng acid
Loại thuốc này được sử dụng với mục đích ngăn chặn quá trình sừng hóa của da. Các thuốc nằm trong nhóm này bao gồm:
- Differin: Xe lành tổn thương ,kích thích tái tạo tế bào da. Bôi thuốc 1 lần/ ngày trước khi ngủ.
- Isotrex: Giúp ổn định hoạt động hóa sừng của da đầu. Liều dùng 1-2 lần/ ngày, dùng liên tục trong khoảng 6-8 tuần.
- Erylik: Thuốc giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Tránh để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong quá trình sử dụng thuốc.
✧ Dùng dầu gội trị á sừng da đầu
Ngoài thuốc, một số bệnh nhân còn được chỉ định dùng thêm các loại dầu gội đầu chống nấm như dầu gội Nizoral, Selenium sulfide, Zinc pyrithione, Ketoconazole shampoo 2%…
***Lưu ý: Việc sử dụng thuốc trị á sừng da đầu cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc quá liều có thể gây tổn thương da đầu, rụng tóc, á sừng nặng hơn. Thông thường thuốc Tây điều trị á sừng nấm da đầu chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
Á sừng da đầu ăn gì, kiêng ăn gì để phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả?
Sống chung với bệnh á sừng, bạn cần biết cách chăm sóc mái tóc, da đầu với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt phù hợp. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt được đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân như sau:
- Á sừng da đầu nên ăn: Rau xanh, hoa quả bổ sung vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng cho da, hồi phục cấu trúc lớp sừng da đầu. Đặc biệt bạn nên thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, D… như: Cà rốt, đu đủ, xoài, rau màu xanh đậm, súp lơ, cam, bưởi… Bổ sung thực phẩm giàu protein, omega – 3… Uống nhiều nước, bổ sung nước ép hoa quả.
- Á sừng da đầu kiêng ăn: Tránh dùng bia rượu, thuốc lá, cà phê, các thức ăn nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay. Chúng có thể gây kích thích làm bệnh diễn tiến xấu hơn. Hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối các loại hải sản tôm, cua, cá biển vì chúng chứa chất gây dị ứng, kích thích cơn ngứa thêm trầm trọng…
Ngoài ra, người bệnh nên chú ý trong một số vấn đề trong chăm sóc tóc và da đầu bị á sừng như sau:
- Không nên sử dụng hóa chất tạo kiểu tóc, các loại dầu gội có tính tẩy rửa cao.
- Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc từ tự nhiên (dầu dừa, dầu oliu), không nên thay đổi liên tục các loại dầu gội.
- Giữ da đầu luôn khô ráo, thông thoáng, không đội mũ quá chật, trùm khăn kín đầu.
- Dưỡng ẩm cho da đầu bằng các loại kem dưỡng ẩm cho bệnh nhân á sừng để da không bị khô và ngứa.
- Không cào gãi hay dùng lược chải nhiều vùng da đầu bị á sừng.
- Không gội đầu bằng nước muối hoặc nước quá nóng.
- Hạn chế để da tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất và chất tẩy rửa.
- Tránh căng thẳng vì tâm lý không tốt có khiến á sừng da đầu khởi phát và trở nên trầm trọng hơn.