ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG Ở TAY HIỆU QUẢ, TRÁNH TÁI PHÁT

Da khô, bong tróc, nứt nẻ, chảy máu,… là hàng loạt các triệu chứng đáng sợ của bệnh á sừng ở tay. Tuy chưa gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng vấn đề da liễu này lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Bệnh á sừng ở tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh

Bệnh á sừng ở tay – Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ

Á sừng ở tay là tình trạng da bị khô ráp, nứt nẻ, các lớp sừng da bong tróc xù xì, rướm máu gây ngứa ngáy, đau đớn,… tại một số vị trí như lòng bàn tay, các đầu ngón tay khuỷu tay. Nhất là vào thời tiết giá lạnh, tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề trong việc cầm nắm và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Thực tế, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh á sừng ở tay. Với tình trạng tổn thương nghiêm trọng ở lòng bàn tay, không chỉ làm mất thẩm mỹ, khiến cho người bệnh mất tự tin trong giao tiếp mà tình trạng này kéo dài còn gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể, bệnh á sừng ở tay có thể khiến bệnh nhân đối diện với một số tác hại như sau:

  • Làn da nhanh chóng bị trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn nhanh chóng tích tụ và phát triển.
  • Nếu người bệnh có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng đã bị tổn thương.
  • Tình trạng lở loét da sẽ nhanh chóng hình thành trên diện rộng nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát.
  • Vào mùa hè, người bệnh sẽ thường xuyên bị ngứa da và làn da nhanh chóng xuất hiện các mụn nước. Đồng thời, móng cũng trở nên xù xì.
  • Mùa đông đến, thời tiết quá lạnh, làn da bị á sừng ở tay cũng bắt đầu nhăn nheo và có dấu hiệu mất nước, chảy máu. Điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi, suy nhược cơ thể bởi những cơn đau đớn kéo dài thường xuyên.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng ở tay

Vốn là căn bệnh viêm da cơ địa dị ứng, người bệnh á sừng ở tay sẽ rất dễ nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên, triệu chứng của căn bệnh này có thể khiến cho nhiều người nhầm lẫn với các căn bệnh da liễu khác. Chính vì vậy, để giúp người bệnh có thể nhận biết chính xác được bệnh á sừng ở tay, chúng tôi xin chia sẻ một số dấu hiệu sau đây:

Một số dấu hiệu bệnh á sừng ở tay thường gặp nhất

  • Vị trí thường gặp: Móng tay, bàn tay, khuỷu tay, các đầu ngón tay.
  • Da tay thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở ria. Các đầu móng tay, da tay trở nên chai sạm.
  • Những vị trí bị á sừng thường rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà.
  • Người bệnh không thể thực hiện các hoạt động cầm nắm các vật vì da tay đau rát, khó chịu.
  • Khi thấm nước, da tay xuất hiện các mảng trắng và những mảng da này bị bong ra.
  • Lớp sừng bong để lộ phần da hồng, để lộ phần da non.
  • Tại các ngón tay, người bệnh sẽ mất nhiều dấu vân tay bởi lớp da non bị bong tróc.
  • Các đầu ngón tay bị nứt toác gây chảy máu, chạm vào các vật dụng rất đau.

2. Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay

Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây bệnh á sừng ở tay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Thuanmoc.vn bệnh á sừng ở tay do một số nguyên nhân gây ra như sau:

  • Tiếp xúc với hóa chất: Những bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất tẩy rửa, các chất độc hại, mỹ phẩm, nguồn nước ô nhiễm,… sẽ rất dễ khiến cho người bệnh đứng trước nguy cơ mắc bệnh á sừng ở tay. Làn da bắt đầu hình thành các mảng bám và nhanh chóng lở loét do.
  • Thời tiết: Thời tiết lạnh, cơ thể không được bảo vệ, nhất là bàn tay sẽ khiến cho người bệnh bị á sừng ở tay.
  • Cơ địa mẫn cảm: Một số người có sức đề kháng yếu, làn da quá nhạy cảm cũng đứng trước nguy cơ mắc bệnh.
  • Di truyền: Nếu cha mẹ mắc phải bệnh á sừng ở tay thì nguy cơ con cái mắc phải căn bệnh này sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu chỉ cha hoặc mẹ bị bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh ở con sẽ thấp hơn.

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh nhân mắc bệnh á sừng ở tay còn xuất phát từ các yếu tố như nhiễm vi khuẩn, vệ sinh da tay không sạch, sống ở môi trường có quá nhiều khói bụi,…

Cách chữa bệnh á sừng ở tay hiệu quả nhất

Thực tế, để chữa trị khỏi bệnh á sừng ở tay không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Hiện tại, có khá nhiều phương pháp được áp dụng để chữa trị bệnh á sừng ở tay. Người bệnh có thể cân nhắc, áp dụng cho bản thân mình cách chữa trị bệnh thích hợp nhất.

1. Dùng thuốc Tây trị bệnh á sừng ở tay

Sử dụng thuốc Tây trị bệnh á sừng ở tay là phương pháp nhanh nhất được nhiều người bệnh áp dụng. Vốn dĩ phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị tức thì và bệnh nhân cũng không phải mất quá nhiều công sức trong việc điều trị bệnh.

Thông thường, để điều trị bệnh á sừng ở tay, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc bôi dạng kem hoặc thuốc uống. Những loại thuốc này có thể nhanh chóng tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh ngay tức khắc và mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao.

Điều trị bệnh á sừng ở tay bằng một số loại thuốc Tây

Một số loại thuốc thường được người bệnh sử dụng như:

  • Chế phẩm có steroid, acid salycilic, các chế phẩm của corticoid,…
  • Thuốc có tác dụng bạt sừng: betnoval, dibetalic, diporsalic, axit salixilic,… Những loại thuốc này được sử dụng để bôi lên vùng da bị thương tổn ngày 1 – 3 lần và tránh bôi lên vùng da bị viêm, nứt nẻ.
  • Một số loại kem dưỡng ẩm, kháng viêm khác.
  • Thuốc chống viêm nhiễm: Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng histamin giảm ngứa
  • Thuốc chống nấm: nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin,…
  • Thuốc bôi điều hòa miễn dịch: Tacrolimus, Pimeccromimus,…
  • Các chế phẩm của corticoid: Được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng. Người bệnh chỉ được bôi một lớp mỏng trong thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần.

Lưu ý: Mặc dù thuốc Tây có thể dập tắt cơn ngứa nhanh chóng và loại bỏ được các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này còn gây ra rất nhiều tác dụng phụ như viêm gan, suy thận, suy tim,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc Tây điều trị á sừng ở tay, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Không được tự ý sử dụng thuốc bôi, thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu xảy ra tình trạng kháng thuốc, lờn thuốc, người bệnh cần phải thông báo ngay với bác sĩ để kịp thời thay đổi thuốc điều trị.
  • Nếu xảy ra các phản ứng dị ứng cơ địa ngứa, nổi mẩn đỏ, người bệnh cần phải ngưng sử dụng thuốc ngay tức khắc.

2. Cách trị bệnh á sừng ở tay tại nhà

Hiện nay không ít người truyền tai nhau cách chữa trị bệnh á sừng ở tay bằng hàng loạt các mẹo khác nhau. Với cách thực hiện vô cùng đơn giản cùng các nguyên liệu an toàn, lành tính, bệnh nhân sẽ nhanh chóng giảm được các triệu chứng ngứa rát, đau đớn do bệnh gây ra.

Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách chữa á sừng ở tay tại nhà đơn giản, dễ thực hiện như dưới đây:

Giữ ẩm cho da tay

Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ với cách chữa bệnh á sừng ở tay bằng mẹo dân gian này. Thực tế, khi bệnh nhân mắc bệnh á sừng ở tay, làn da nhanh chóng bị khô ráp, bong tróc, xù xì do mất nhiều nước. Lúc này, hàng rào bảo vệ da tay đã bị suy yếu khiến cho các loại vi khuẩn nhanh chóng tích tụ, xâm nhập vào da, Chính vì thế, việc dưỡng ẩm và giữ ẩm cho tay sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được tình trạng bệnh. Đồng thời, cách làm này còn giúp người bệnh giảm được tình trạng đau đớn, khó chịu ở tay.

Chữa á sừng ở tay bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bề mặt da tay

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh sử dụng các loại sản phẩm dưỡng ẩm có chứa các thành phần như giữ ẩm lacticare, Lacticare HC, Skincare U, Cream ure 5 – 10%, Vaserlinm,… để bôi trực tiếp lên bề mặt da.
  • Bệnh nhân nên bôi sau khi đã vệ sinh vùng da bị á sừng khoảng 3 – 5 phút.
  • Liều lượng thích hợp để người bệnh có thể tiến hành bôi là 500-600g với người lớn và trẻ em là 250g/tuần.

✧ Cách chữa bệnh á sừng ở tay bằng cây sài đất

Cây sài đất cũng là một trong những nguyên liệu có tác dụng chữa bệnh á sừng ở tay khá an toàn, dễ dàng tìm thấy quanh nhà. Nhiều nghiên cứu cho thấy, loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng chúng để cải thiện bệnh á sừng ở tay hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng một nắm sài đất rửa sạch với nước.
  • Tiếp đến, bạn cho chúng vào 2 lít nước và đun sôi trong khoảng 10 phút..
  • Khi nước nguội, bạn sử dụng nước này để ngâm tay trong khoảng 20 phút.
  • Kiên trì thực hiện cách làm này để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

✧ Trị bệnh á sừng ở tay bằng lá lốt

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người trong dân gian lại truyền tai nhau bí quyết chữa bệnh á sừng bằng lá lốt. Thực chất, lá lốt có những tác dụng rất vượt trội trong việc chữa trị căn bệnh này. Theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại, lá lốt có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Các thành phần này nhanh chóng se lành các tổn thương trên bề mặt da. Đồng thời, lá lốt còn có khả năng tái tạo da, giúp da non nhanh chóng hình thành.

Mẹo chữa bệnh á sừng ở tay bằng lá lốt cực hay

Cách thực hiện như sau:

+ Cách 1:

  • Người bệnh có thể lấy khoảng 30g lá lốt tươi đem rửa sạch sẽ và để ráo nước.
  • Tiếp đến, bạn cho khoảng 1 lít nước vào nấu trong khoảng 20 phút.
  • Trong quá trình nấu, bệnh nhân có thể cho thêm một ít muối để tăng tính sát khuẩn cho nước lá lốt.
  • Sau khi nước đã nguội còn 30 độ, người bệnh có thể ngâm tay vào.
  • Bạn nên thực hiện cách làm này vào buổi tối trước khi đi ngủ để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

+ Cách 2:

  • Sau khi đã tiến hành rửa sạch lá lốt, bệnh nhân có thể sử dụng chúng đem sao vàng.
  • Tiếp đến, dùng nước này để sắc lấy nước đặc để uống.
  • Thực hiện cách làm này khoảng 5 – 7 ngày để giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, khó chịu do bệnh á sừng ở tay gây ra.

✧ Mẹo chữa bệnh á sừng ở tay bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu lành tính có thể áp dụng để chữa trị bệnh á sừng ở tay. Với thành phần là chất béo bão hòa, dầu dừa có tác dụng xâm nhập vào da giúp dưỡng ẩm da. Đồng thời, dầu dừa còn có khả năng củng cố hàng rào bảo vệ da, làm mềm da tay rất tốt. Dưới đây là cách chữa á sừng bằng dầu dừa, người bệnh có thể tham khảo:

  • Đầu tiên, người bệnh có thể rửa sạch tay bằng nước ấm và tiến hành lau khô với khăn mềm.
  • Tiếp đến, bạn sử dụng dầu dừa để thoa đều và massage da tay.
  • Bệnh nhân có thể thực hiện cách làm này nhiều lần trong ngày để giúp giữ ẩm da và cải thiện làn da nhanh chóng.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị á sừng ở tay

Với căn bệnh á sừng ở tay, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Do đó, song song với việc sử dụng thuốc, bệnh nhân mắc bệnh á sừng ở tay cần phải chú ý một số vấn đề về chế độ ăn uống và sinh hoạt sau đây để bệnh nhanh chóng khỏi.

✧ Chế độ ăn uống:

  • Tránh dùng các loại thức ăn gây dị ứng: Với tình trạng kích ứng da, người bệnh nên hạn chế sử dụng một số loại thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, thịt bò, thịt gà, nhộng, côn trùng,… Những loại thức ăn này có thể khiến cho làn da của người bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Tích cực bổ sung cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng thiết yếu nhất như vitamin. Người bệnh có thể cung cấp cho cơ thể các loại rau xanh, trái cây để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn.

Chế độ ăn uống phù hợp với người bị á sừng ở tay

✧ Sinh hoạt hàng ngày:

  • Người bị bệnh á sừng ở tay cần hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất: Một số chất tẩy rửa và các loại hóa chất có thể gây ra hiện tượng bào mòn da tay. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho da, người bệnh có thể sử dụng găng tay để bảo vệ da tay của mình.
  • Vệ sinh da tay sạch sẽ: Đây là cách giúp bệnh nhân có thể tránh được các loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại nước bẩn sẽ khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Không được sử dụng tay để bóc vảy da bị tróc hoặc chà xát quá mạnh để bóc lớp sừng ở da tay.
  • Luôn giữ ẩm cho da tay bằng kem dưỡng ẩm vào mùa đông.
  • Không nên ngâm tay quá lâu trong nước vì có thể gây bong tróc da và khiến da tay dễ bị khô và nhiễm trùng.
  • Thường xuyên cắt móng tay và giữ vệ sinh da tay sạch sẽ.
  • Khi thời tiết lạnh, sử dụng một số vật dụng để bảo vệ da tay trước sự thay đổi của môi trường xung quanh.
  • Với nhân viên văn phòng, thường xuyên phải làm việc với máy tính, bạn nên sử dụng găng tay để bảo vệ các đầu ngón tay.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh có thể hiểu rõ hơn về bệnh á sừng ngón tay, bàn tay và phương pháp điều trị. Nếu nhận thấy những dấu hiệu của căn bệnh này, người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị sớm, tránh để bệnh diễn biến nặng làm phát sinh bội nhiễm, biến chứng nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *