BỆNH TỔ ĐỈA CÓ TỰ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không là thắc mắc được nhiều người đặt ra. Đây là tâm lý hoàn toàn dễ hiểu bởi các triệu chứng bệnh thường xuyên gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh. Nếu cũng đang băn khoăn về chủ đề này, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Giải đáp

Các bệnh ngoài da như tổ đỉa thường khiến cho nhiều bệnh nhân khó chịu, ngứa ngáy. Nhiều bệnh nhân cũng gặp phải tình trạng lúng túng với căn bệnh này, không biết đâu là hướng xử trí phù hợp.

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Về cơ bản, bệnh tổ đỉa không thể tự khỏi, mặt khác, căn bệnh này còn dễ tái đi tái lại nhiều lần, gây ra tình trạng ngứa dai dẳng, khó chịu. Bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa thường có các cơn ngứa dai dẳng, khó chịu và kéo dài. Càng điều trị muộn thì bệnh càng dai dẳng và khó chữa hơn.

Do đó, khi mắc bệnh tổ đỉa, bệnh nhân cần chú ý điều trị sớm và liên tục, tránh điều trị ngắt quãng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Tuy không thể tự khỏi nhưng nếu điều trị đúng hướng, bệnh tổ đỉa có thể được điều trị khỏi sau vài tuần mà không để lại sẹo hoặc thâm ngoài da.

Cần phải làm gì khi bị bệnh tổ đỉa?

Với căn bệnh dai dẳng như tổ đỉa, người bệnh can thiệp càng sớm càng tốt. Để cải thiện tình trạng bệnh tổ đỉa, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Thăm khám sớm khi mắc bệnh tổ đỉa

Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tổ đỉa, bệnh nhân cần chú ý thăm khám sớm tại các trung tâm y tế, bệnh viện có chuyên khoa Da liễu. Điều này có thể giúp cho các bác sĩ đánh giá đúng tình trạng thương tổn ngoài da, xác định chính xác những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa, từ đó có những hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp với các loại thuốc riêng biệt theo triệu chứng và mức độ của bệnh.

2. Điều trị bằng các loại thuốc phù hợp

Tùy theo tình trạng bệnh tổ đỉa mà bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc chuyên biệt, bao gồm:

  • Nhóm thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamine. Thường dùng nhất là loratadine, thuốc cetirizine, thuốc chlopheniramine,…
  • Nhóm thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamine. Thường dùng nhất là loratadine, thuốc cetirizine, thuốc chlopheniramine,…
  • Nhóm thuốc corticoid cũng là một trong những nhóm thuốc thường được chỉ định sử dụng khá phổ biến.

Một số loại thuốc bôi giúp giảm triệu chứng bên ngoài của bệnh

3. Áp dụng các biện pháp vệ sinh da

Vệ sinh da là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết cần phải chú ý khi điều trị bệnh tổ đỉa ngoài da. Để cải thiện tình trạng tổ đỉa, song song điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp vệ sinh da đúng cách như:

  • Hạn chế cào, gãi lên da nhằm tránh viêm nhiễm, tổn thương nặng hơn.
  • Rửa tay chân nhẹ nhàng, tránh cào gãi mạnh làm bong tróc da.
  • Khi vệ sinh da, hạn chế ngâm tay chân, không tắm quá lâu vì có thể gây ẩm ướt, ngứa ngáy ngoài da, làm tình trạng tổ đỉa nặng hơn.

4. Một số lưu ý khác

Ngoài một số biện pháp trên, trong sinh hoạt, đời sống hằng ngày, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng bệnh tổ đỉa:

  • Uống đủ nước hằng ngày, từ 2 – 2,5 lít nước.
  • Chú ý ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Hạn chế căng thẳng, stress vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tổ đỉa.
  • Đối với người mắc bệnh tổ đỉa đã điều trị khỏi cũng cần chú ý tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng tổ đỉa quay trở lại.

Nhìn chung, bệnh tổ đỉa không thể tự khỏi được mà phải điều trị sớm và đúng cách thì mới có thể cải thiện tình trạng. Trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa không được chủ quan mà cần điều trị đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng tổ đỉa. Càng điều trị sớm, bệnh tổ đỉa càng ít tái phát hơn và chóng lành bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *