Hiện nay, tỷ lệ người nhiễm khuẩn HP dạ dày ngày càng tăng cao, đây còn là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng và tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư. Nhiều người đồn đoán rằng tình trạng nhiễm bệnh tăng cao vì HP rất dễ lây lan. Vậy HP dạ dày có lây không? Lây qua những con đường nào và làm sao để phòng ngừa? Hãy cùng Thuần mộc tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Nhiễm HP dạ dày do đâu?
Một số bệnh nhân có thể nhiễm khuẩn H. pylori từ thời thơ ấu và đến khi trưởng thành mới biểu hiện triệu chứng bởi chủng vi khuẩn này thường phát triển một cách thầm lặng ở dịch nhầy niêm mạc dạ dày và tá tràng. Chúng tiết ra một loại enzyme gọi là urease chuyển đổi ure thành amoniac. Amoniac này bảo vệ vi khuẩn khỏi sự tác động của axit dạ dày. Khi H. pylori nhân lên sẽ gây viêm và loét dạ dày, tá tràng.
Ai cũng có nguy cơ nhiễm phải HP dạ dày, có đến 50-75% tỷ lệ người nhiễm khuẩn HP. Tỷ lệ này có xu hướng tăng cao tại các nước đang phát triển, tùy vào điều kiện sống, thói quen sinh hoạt và ăn uống. Trẻ em sinh sống ở những vùng điều kiện vệ sinh kém, thực phẩm và nguồn nước không đảm bảo an toàn vệ sinh thường là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.
Giải đáp thắc mắc: Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?
Không chỉ có khả năng sinh sống và phát triển mạnh mẽ trong môi trường axit dịch vị, H. pylori còn là một loại vi khuẩn đáng lo ngại khi có khả năng lây nhiễm cao. Với câu hỏi vi khuẩn HP dạ dày có lây không, các chuyên gia đưa ra câu trả lời là có, chúng có thể lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành, qua nước bọt, chất nôn và phân.
Lây qua đường miệng – miệng
Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Đường lây truyền phổ biến nhất của HP dạ dày là qua đường ăn uống. Bạn có thể nhiễm H. pylori khi:
- Tiếp xúc gần với người nhiễm vi khuẩn H. pylori: Hôn, nói chuyện khiến nước bọt bắn ra…
- Ăn chung thức ăn, dùng chung dụng cụ ăn uống.
- Trẻ nhỏ lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày do thói quen mớm đút cho trẻ ăn từ người lớn.
- Dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc nước…
Chính vì con đường lây truyền H. pylori trực tiếp qua nước bọt rất phổ biến nên thường các ca nhiễm HP dạ dày có xu hướng gia đình. Một người trong gia đình bị nhiễm HP dạ dày thì khả năng cao lây lan cho các thành viên khác.
Lây truyền qua những con đường khác
Vi khuẩn HP dạ dày có lây không nếu bạn không tiếp xúc gần với người bệnh? Thực tế, vi khuẩn HP dạ dày cũng có thể trú ngụ trong chất nôn và phân của người bệnh. Vậy nên trong nhiều trường hợp nguồn nước hay thực phẩm vệ sinh kém cũng là nguyên nhân khiến H. pylori lây lan rộng rãi.
Bên cạnh đó, dù chưa biết rõ cơ chế nhưng các chuyên gia cũng đã đưa ra cảnh báo cho việc HP dạ dày có nguy cơ lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể, điển hình như da, gan và tim và tình trạng nhiễm trùng này có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong một số trường hợp, HP dạ dày cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Điều trị và phòng ngừa HP dạ dày như thế nào?
Điều trị HP dạ dày
Trường hợp nhiễm H. pylori không có triệu chứng thì không cần điều trị. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, bạn nên thận trọng khi dùng thuốc kháng viêm corticoid. Đây là nhóm thuốc có thể làm tăng nguy cơ hình thành vết loét ở dạ dày và tá tràng.
Để điều trị vết loét do HP dạ dày gây ra, bác sĩ thường chỉ định điều trị kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit. Sau 4 tuần điều trị, bệnh nhân cần xét nghiệm HP một lần nữa để xác định hiệu quả điều trị và phương án điều trị tiếp theo (nếu cần). Tỷ lệ tái nhiễm và tái phát HP dạ dày là rất cao, vì thế bên cạnh việc tuân thủ liệu trình điều trị, bệnh nhân cần phối hợp chế độ sinh hoat, ăn uống lành mạnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn H. pylori dạ dày
Mặc dù hiện nay không có vắc xin phòng ngừa HP dạ dày nhưng trả lời được câu hỏi “vi khuẩn HP dạ dày có lây không” cũng chính là một phần quan trọng giúp bạn phòng ngừa bệnh. Dưới đây là những lời khuyên giúp bảo vệ bạn và gia đình khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn:
- Thường xuyên rửa tay đúng cách (đảm bảo hơn 20 giây dưới vòi nước), nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi chăm sóc trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo sử dụng nguồn nước uống và nước chế biến thức ăn sạch.
- Tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi.
- Chủ động phòng ngừa khi sống chung với người nhiễm HP dạ dày.
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống, ly tách, bàn chải đánh răng, dụng cụ cạo lưỡi…
- Không mớm cho trẻ ăn.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có được cho mình lời giải đáp cho câu hỏi vi khuẩn HP dạ dày có lây không và lây qua những đường nào. Để từ đó có thể chủ động phòng ngừa nhé!