10 TÌNH TRẠNG GÂY RỤNG TÓC NHIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

Rụng tóc nhiều là bệnh gì đang là mối bận tâm của nhiều người khi chăm sóc da đầu. Rụng tóc nhiều bất thường có thể là triệu chứng của vấn đề bệnh lý nào đó. 

Cùng Thuần mộc tìm hiểu rụng tóc nhiều là bệnh gì và cách khắc phục qua bài viết dưới đây!

Rụng tóc nhiều là bệnh gì?

1. Lão hoá

Khi tuổi tác càng cao, hầu hết ai cũng nhận thấy tóc bắt đầu rụng đi nhiều. Thực tế đến một độ tuổi nhất định, các nang tóc sẽ ngừng hoạt động và điều này khiến tóc trên da đầu mỏng đi, tóc cũng bắt đầu bạc màu.

Liệu tóc có mọc lại được không? Có, nếu phát hiện sớm tình trạng rụng tóc, các phương pháp điều trị có thể giúp một số người mọc lại tóc.

2. Tóc rụng nhiều là bệnh gì? Nấm da đầu

Da đầu bong vảy, ngứa và rụng tóc nhiều là bệnh gì? Đó có thể là nấm da đầu. Nấm da đầu là tình trạng da đầu bị viêm, xuất hiện vùng da có vảy, nốt sần nhỏ rải rác trên da đầu. Một số người thậm chí rụng tóc dẫn đến hói đầu.

Người bị nấm da đầu có mọc lại được tóc không? Có, việc đầu tiền bạn cần làm là điều trị khỏi tình trạng da đầu nhiễm nấm. Một khi hết nhiễm nấm, tóc có sẽ mọc lại.

3. Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Rụng tóc từng mảng

Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Rụng tóc nhiều có thể là triệu chứng của rụng tóc từng mảng. Bệnh phát triển khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc, khiến tóc gãy rụng.

Tóc có mọc lại được không nếu bị rụng tóc từng mảng? Có, nếu nang tóc vẫn hoạt động trở lại được, việc điều trị có thể giúp kích thích mọc tóc lại.

4. Bị rụng tóc nhiều là bệnh gì? Vảy nến da đầu

Nhiều người bị bệnh vẩy nến phát triển ở trên da đầu dẫn đến rụng tóc. Nếu rụng tóc nhiều đi kèm với các triệu chứng da đầu khô, ngứa, cảm thấy muốn gãi hoặc cạy vảy, thì có khả năng bạn đang mắc bệnh vảy nến da đầu.

  • Theo phản ứng của da đầu khi tình trạng viêm nhiễm phát triển, các nang tóc trở nên yếu và dễ gãy
  • Do tình trạng viêm, tóc có thể tự rụng, nhưng việc tác động nhiều có thể đẩy nhanh quá trình tóc gãy rụng. Khi ngứa, bạn càng gãi, tình trạng vảy nến da đầu càng nghiêm trọng và tóc rụng càng nhiều.
  • Tóc có xu hướng mọc lại sau khi chữa khỏi bệnh vẩy nến da đầu, nhưng cần sự kiên trì và thời gian điều trị nhất định.

5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (giang mai)

Rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Nếu bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) không được điều trị kịp thời, tình trạng rụng tóc có thể xảy ra. Đặc biệt là bệnh giang mai là một trong những bệnh STI điển hình có thể gây rụng tóc từng mảng trên da đầu, lông mày, râu và những nơi khác.

6. Rối loạn hormone

Rối loạn hormone có thể giải đáp cho câu hỏi rụng tóc nhiều là bệnh gì.

  • Nguyên nhân phổ biến gây mất cân bằng hormone là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Bệnh lý này dẫn đến u nang trên buồng trứng của phụ nữ, cùng với các triệu chứng khác bao gồm rụng tóc.
  • Bị rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Việc ngừng sử dụng một số loại thuốc tránh thai có thể gây mất cân bằng nội tiết tố tạm thời. Phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố có thể bị rụng tóc.

7. Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Bệnh tuyến giáp

Tóc rụng nhiều cũng là một trong những triệu chứng bệnh tuyến giáp. Nếu bệnh tuyến giáp nặng và kéo dài có thể gây rụng tóc nghiêm trọng. Tình trạng rụng tóc không phân bố cục bộ mà có thể lây lan cho toàn bộ da đầu.

  • Tóc vẫn có thể mọc lại bình thường sau khi điều trị thành công chứng rối loạn tuyến giáp. Lưu ý sẽ cần mất vài tháng để tóc mọc lại bình thường.
  • Đối với suy giáp nhẹ (như cận lâm sàng) hoặc cường giáp hoặc các vấn đề về tuyến giáp trong thời gian ngắn, hiện tượng rụng tóc là dấu hiệu bất thường cần được thăm khám bác sĩ.

8. Hóa xạ trị khi điều trị ung thư

Nếu bạn đang trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu hoặc cổ, tóc có thể rụng toàn bộ trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu điều trị.

  • Tóc có mọc lại được không? Tóc thường bắt đầu mọc lại trong vòng vài tháng sau khi kết thúc liệu trình hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu hoặc cổ. Ngoài ra, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc để kích thích giúp tóc mọc lại nhanh hơn.
  • Có cách nào phòng ngừa rụng tóc nhiều khi hoá xạ trị? Bạn có thể đội mũ làm mát trước, trong và sau mỗi đợt hóa trị để ngăn ngừa rụng tóc.

9. Thiếu chất dinh dưỡng (sắt, biotin, kẽm)

Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Nếu tình trạng rụng tóc nhiều xuất hiện thời gian gần đây, cơ thể đang báo hiệu bạn đang thiếu sắt và các vitamin khác như kẽm, biotin.

  • Nếu rụng tóc nhiều bất thường, bạn có thể đi xét nghiệm máu để xác định xem có lượng sắt thấp hay không.
  • Hầu hết tình trạng rụng tóc do thiếu sắt đều có thể khắc phục được bằng thực phẩm chức năng và chế độ ăn uống giàu sắt

10. Căng thẳng

Những người đang căng thẳng, áp lực từ công việc, phụ nữ sau khi sinh, những người đang mắc bệnh hay phải phẫu thuật thường gặp tình trạng tóc rụng nhiều sau khi nằm trên gối hay khi chải đầu. Điều này cũng có thể xảy ra với một số người sau một thời gian căng thẳng trong cuộc sống như ly hôn hoặc mất người thân.

Tóc có mọc lại được không? Khi căng thẳng biến mất, cơ thể sẽ tự điều chỉnh, tình trạng rụng tóc quá nhiều sẽ dừng lại và tóc cũng sẽ mọc lại đầy đặn bình thường trong vòng 6 đến 9 tháng.

Cách khắc phục tóc rụng nhiều là gì?

Nếu phát hiện tóc rụng quá nhiều bất thường, bạn nên đi thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán đúng bệnh và xác định chính xác nguyên nhân rụng tóc. Từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Tuỳ vào nguyên nhân và bệnh lý mà cách khắc phục và điều trị cũng sẽ khác nhau như:

  • Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ bằng cách rèn luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể điều độ.
  • Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể bằng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để tránh rụng tóc do thiếu chất.
  • Đối với rụng tóc do các bệnh lý khác như nấm da đầu, tuyến giáp, bệnh đa nang buồng trứng, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này trước, dần dần tóc sẽ khoẻ và mọc lại bình thường.
  • Chăm sóc tóc phù hợp: gội đầu, dưỡng tóc và sấy tóc khô, hạn chế nhuộm tóc nhiều khiến tóc yếu, dễ gãy rụng.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin giải đáp rụng tóc nhiều là bệnh gì. Nếu tóc rụng kéo dài nghiêm trọng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *