MÁCH BẠN 7 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH XA KHI BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT

Trong những thời khắc giao mùa, tình trạng dị ứng thời tiết rất dễ xảy ra. Điều này khiến nhiều người thắc mắc: Dị ứng thời tiết kiêng gì để các triệu chứng thuyên giảm hoặc ít nhất là không trầm trọng hơn?

Dị ứng thời tiết là tình trạng thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh diễn ra khá dai dẳng, dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Mặc dù vậy, nếu chăm sóc đúng cách và kiêng khem đúng kiểu, bạn có thể kiểm soát căn bệnh này dễ dàng hơn. Để biết được dị ứng thời tiết kiêng gì, mời bạn tham khảo những thông tin mà Thuần mộc tổng hợp được trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu dị ứng thời tiết

Trước khi biết được dị ứng thời tiết kiêng gì, cùng tìm hiểu một số dấu hiệu dị ứng thời tiết phổ biến.

Dị ứng thời tiết thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa, khi nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi đột ngột. Các triệu chứng dị ứng thời tiết khá dễ nhận biết, cho thấy hệ miễn dịch trong cơ thể đang phản ứng với tác nhân gây dị ứng. Mặc dù vậy, những dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với các vấn đề khác, chẳng hạn như cảm lạnh.

Dưới đây là những triệu chứng dị ứng thời tiết thường gặp:

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Thở khò khè
  • Ngứa mắt
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa da
  • Da khô, bong vảy
  • Mệt mỏi

Giải đáp thắc mắc: Dị ứng thời tiết kiêng gì?

Đối với những người bị dị ứng thời tiết, việc kiêng cữ một số điều là rất quan trọng, giúp kiểm soát tình trạng bệnh, làm thuyên giảm các triệu chứng, hạn chế các biến chứng lâu dài. Dưới đây là những đáp án cho vấn đề “Dị ứng thời tiết kiêng gì?”, mời bạn cùng tìm hiểu!

1. Kiêng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao

Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với thực phẩm nào đó, hãy tránh xa những thực phẩm này, nhất là khi bạn đang bị dị ứng thời tiết. Sự kết hợp của hai tình trạng dị ứng trong cùng một thời điểm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng.

Hơn nữa, người bị dị ứng thời tiết thường có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng dị ứng cũng khiến hệ miễn dịch phải nỗ lực phản ứng chống lại các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến cơ thể người bệnh yếu đi, dễ bị dị ứng với những thực phẩm lạ, chứa nhiều chất có nguy cơ gây kích ứng.

Tóm lại, để tránh làm trầm trọng thêm các dấu hiệu dị ứng thời tiết, câu trả lời cho vấn đề “Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?” là tránh xa những thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng, điển hình như thực phẩm lên men, rượu bia, món ăn cay nóng, thực phẩm giàu đạm…

2. Dị ứng thời tiết kiêng gì? Kiêng gió

Những ngày khô, nhiều gió có thể khiến các triệu chứng dị ứng thời tiết bùng phát. Đó là lý do vì sao lời đáp cho thắc mắc “Dị ứng thời tiết nên kiêng gì?” là kiêng gió.

Gió mạnh và nhiều có thể thổi phấn hoa đến xung quanh môi trường sống của bạn và phấn hoa là tác nhân gây dị ứng phổ biến. Không những thế, nấm mốc cũng rất phổ biến ở ngoài trời và gió có thể cuốn theo các bào tử nấm mốc, sau đó phát tán chúng ra môi trường xung quanh. Lúc này, chất gây dị ứng sẽ có trong không khí mà bạn hít thở với số lượng rất lớn.

Mặt khác, nếu bạn bị dị ứng thời tiết và có những vết thương trên da, sự tiếp xúc với gió có thể gây ngứa da dữ dội. Nếu bạn gãi tại vị trí ngứa, cơn ngứa có thể nhanh chóng lan rộng toàn thân.

Do đó, bệnh nhân bị dị ứng thời tiết cần kiêng gió. Nếu buộc phải di chuyển và làm việc trong thời tiết nhiều gió, hãy đeo khẩu trang, mặc áo khoác có khả năng cản gió tốt.

3. Hạn chế đến những nơi có không khí ẩm ướt

Nếu bạn đang băn khoăn “Dị ứng thời tiết kiêng gì?”, hãy tránh xa những nơi ẩm ướt, nhất là trong những ngày mưa bão.

Mặc dù bào tử nấm mốc thường lây lan qua gió, nhưng một số loại nấm mốc lây lan và phát triển nhanh khi độ ẩm cao hơn. Bào tử của những loại nấm mốc này di chuyển theo các giọt sương hoặc sương mù. Chính vì thế mà các triệu chứng dị ứng thời tiết cũng có thể nặng hơn vào những ngày mưa ẩm.

Mặt khác, khi không khí ẩm ướt và bị ứ đọng, chất lượng không khí đi xuống, khiến mọi người cảm thấy khó thở hơn. Điều này có thể dẫn đến một hiện tượng gọi là hen suyễn do giông bão.

4. Dị ứng thời tiết kiêng gì? Kiêng những nơi có nhiệt độ lạnh

Những ngày nhiệt độ lạnh có thể gây ra loại phản ứng dị ứng gọi là nổi mề đay do lạnh. Tình trạng này có thể được “kích hoạt” do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, cả bên ngoài và bên trong.

Mặt khác, mặc dù không khí lạnh, khô có vẻ dễ thở hơn không khí nóng và ẩm, nhưng việc hít phải không khí lạnh có thể làm cho các ống phế quản co lại trong khi chúng đang cố gắng giữ cho đường thở mở rộng. Điều này có thể khiến các triệu chứng dị ứng thời tiết (điển hình là khó thở) trở nên trầm trọng hơn.

5. Hạn chế cắt cỏ, làm vườn

Nếu vẫn còn băn khoăn dị ứng thời tiết kiêng gì để các triệu chứng không trở nặng, thì một đáp án khác là nên hạn chế cắt cỏ, nhổ cỏ, làm vườn. Việc dọn dẹp vườn, trồng cây, cắt cỏ… trong những ngày bị dị ứng thời tiết có thể khiến các bệnh trở nên nặng hơn. Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc có thể “trú ẩn” trong khu vườn của bạn và làm trầm trọng hơn các triệu chứng đấy!

6. Dị ứng thời tiết kiêng gì? Tránh lạm dụng thuốc

Việc bị dị ứng thời tiết có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Để có thể chấm dứt các triệu chứng bệnh nhanh chóng, nhiều người tìm đến các loại thuốc uống, thuốc bôi chống dị ứng…

Tuy nhiên, nếu lạm dụng những loại thuốc này, bạn có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Lúc này, không chỉ bị dị ứng thời tiết, bạn còn có thể gặp các vấn đề với chức năng gan, thận… nữa đấy!

Do đó, khi bị dị ứng thời tiết, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng phù hợp.

7. Không mặc quần áo chật

Điều cuối cùng cần nhắc đến khi thảo luận chủ đề “Dị ứng thời tiết kiêng gì?” là cần tránh mặc quần áo chật, bó sát, chất liệu thô ráp. Nếu không, sự cọ xát của quần áo lên da có thể khiến bạn cảm thấy ngứa rát, làm trầm trọng và lan rộng các triệu chứng dị ứng.

Hơn nữa, nếu chà xát mạnh vùng da dị ứng, nguy cơ da bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng có thể xảy ra.

Làm gì để giảm khó chịu khi bị dị ứng thời tiết

Như vậy là bạn đã biết được 7 câu trả lời cho vấn đề “Dị ứng thời tiết kiêng gì?”. Bên cạnh việc kiêng cữ những điều trên, bạn cũng nên “bỏ túi” những biện pháp đơn giản giúp giảm cảm giác khó chịu khi bị dị ứng thời tiết:

  • Uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây…
  • Tập thể dục điều độ để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Ngủ sớm và đủ giấc.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tích cực.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh, và giặt sạch các vật dụng cá nhân (khăn, gối, chăn, màn…). Đừng quên đeo khẩu trang trong quá trình dọn dẹp nhé!

Nhìn chung, dị ứng thời tiết tuy không thể chữa tận gốc, nhưng nếu tuân thủ những biện pháp kiêng cữ đúng cách thì có thể giúp giảm những triệu chứng khó chịu. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề “Dị ứng thời tiết kiêng gì?”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *