NGƯỜI BỊ HEN SUYỄN KHÓ THỞ NÊN LÀM GÌ?

Khó thở là một triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn. Một số người có thể cảm thấy khó khăn khi hít thở sâu hoặc thở ra hơi dài. Một số khác có thể cảm rất khó thở khi đang nói, ăn hoặc ngủ. Vậy, bị hen suyễn khó thở nên làm gì?

Khó thở khi lên cơn hen suyễn luôn mang đến cho người bệnh cảm giác mệt mỏi và lo lắng, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy, bạn nên làm gì để giảm nhẹ tình trạng khó thở khi sống chung với bệnh hen suyễn? Cùng Thuần mộc tìm hiểu nhé!

Khó thở là dấu hiệu của một cơn hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng các ống phế quản bị viêm và sưng lên, làm thu hẹp đường dẫn khí vào phổi, gây ra tình trạng khó thở. Khó thở là khi bạn cảm thấy không thể nạp đủ không khí vào phổi. Bạn sẽ có cảm giác tức ngực hoặc không thể thở sâu.

Khi lên cơn hen suyễn nhẹ, thở ra thường khó khăn hơn hít vào. Theo thời gian, tình trạng khó thở càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khó thở đi kèm với tiếng thở khò khè, ho khan và đau tức ngực. Vì càng ngày càng khó thở ra nên việc hít vào cũng trở nên khó khăn hơn.

Tình trạng khó thở do lên cơn hen nhẹ có thể chỉ kéo dài vài phút, nhưng nặng hơn có thể kéo dài hàng giờ đến hàng ngày. Vậy, khi bị hen suyễn khó thở nên làm gì và cách chữa bệnh hen suyễn tại nhà ra sao?

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì?

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời

1. Ngồi thẳng lưng và giữ bình tĩnh

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Bạn hãy cố gắng ngồi thẳng lưng và đừng nên nằm xuống. Ngồi thẳng lưng sẽ giúp mở rộng đường thở, hỗ trợ luồng không khí di chuyển qua phổi dễ dàng hơn.

Đồng thời, cố gắng giữ bình tĩnh và tránh hoảng loạng. Việc căng thẳng, lo sợ và hoảng loạn khi lên cơn hen suyễn có thể làm cho triệu chứng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Dùng thuốc hít hen suyễn tác dụng nhanh

Thuốc hít hen suyễn tác dụng nhanh hay còn được gọi là thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh làm giãn đường thở đang bị viêm, sưng tấy, nhằm làm dịu tình trạng khó thở khi lên cơn hen suyễn. Thuốc phát huy tác dụng chữa hen suyễn ngay trong vòng vài phút và tác dụng có thể kéo dài trong khoảng 4 giờ.

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Bạn cần sử dụng ngay một trong các loại thuốc sau đây để làm dịu triệu chứng ngay lập tức:

  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn. Các loại thuốc giãn phế quản dạng hít này có tác dụng trong vòng vài phút để giảm nhanh các triệu chứng khó thở trong cơn hen suyễn, bao gồm albuterol và levalbuterol. Bạn có thể sử dụng thuốc thông qua ống hít cầm tay hoặc máy phun sương.
  • Thuốc kháng cholinergic. Đây cũng là một loại thuốc giãn phế quản bao gồm ipratropium và tiotropium có tác dụng nhanh chóng làm giãn đường thở ngay lập tức, giúp bạn thở dễ dàng hơn.
  • Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch. Những loại thuốc này bao gồm prednisone và methylprednisolone giúp làm giảm viêm đường thở do hen suyễn nặng. Những loại thuốc này chỉ được chỉ định sử dụng ngắn hạn để điều trị các triệu chứng hen suyễn nặng.

Người bệnh hen suyễn nên luôn mang theo ống thuốc hít bên người để dùng ngay lập tức khi lên cơn hen và cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

3. Thực hiện các bài tập thở

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Các bài tập hít thở có thể giúp giữ cho đường thở mở lâu hơn và dễ thở hơn ngay lập tức.

  • Thở môi mím chặt: Hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng đôi môi mím chặt. Hơi thở ra phải dài ít nhất gấp đôi lần hít vào.
  • Thở bụng: Hít vào bằng mũi với hai tay đặt trên bụng. Thở ra với cổ và vai thư giãn. Thở ra nên kéo dài hơn hai hoặc ba lần so với khi hít vào.

4. Gọi cấp cứu

Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng thì bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Lúc này, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Hãy đến bệnh viện nếu tình trạng khó thở kéo dài hơn 30 phút và cản trở các hoạt động hàng ngày mà bạn đang thực hiện như ăn uống, nói chuyện hoặc nghỉ ngơi.

Hãy gọi cấp cứu nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở nghiêm trọng, đặc biệt là khi ăn, nói hoặc ngủ
  • Thở khò khè
  • Ngón tay hoặc môi xanh
  • Đau tức ngực, đặc biệt nếu kèm theo đổ mồ hôi và buồn nôn
  • Tim đập nhanh (nhịp tim nhanh hoặc không đều)
  • Sốt cao
  • Mắt cá chân hoặc bàn chân bị sưng
  • Ho trở nên nghiêm trọng và liên tục
  • Lú lẫn
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu.

Khi đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ có thể cung cấp liệu pháp oxy thông qua mặt nạ hoặc ống trong lỗ mũi để giúp bạn thở dễ dàng hơn. Một cơn hen suyễn nặng cần được bác sĩ theo dõi trong vài ngày. Tại bệnh viện, ngoài được cung cấp liệu pháp oxy, hỗ trợ thở thì bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng các loại thuốc truyền tĩnh mạch (IV).

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Thăm khám và điều trị lâu dài

1. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Mặc dù bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng khó thở và ngăn ngừa các cơn hen suyễn xảy ra trong tương lai.

Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng hàng ngày các loại thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài sau đây:

  • Corticoid dạng hít. Các loại thuốc này bao gồm fluticasone propionate, budesonide, ciclesonide, beclomethasone, mometasone. Bạn có thể cần sử dụng những loại thuốc này trong vài ngày đến vài tuần trước khi chúng phát huy hiệu quả tối đa.
  • Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene. Các loại thuốc uống này bao gồm montelukast, zafirlukast và zileuton giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn.
  • Thuốc hít kết hợp. Chẳng hạn như fluticasone-salmeterol, budesonide-formoterol, formoterol-mometasone và fluticasone furoate-vilanterol chứa chất chủ vận beta tác dụng kéo dài cùng với corticosteroid.
  • Theophylline. Theophylline là viên uống hàng ngày giúp giữ cho đường thở mở bằng cách thư giãn các cơ xung quanh đường thở.

2. Tránh xa các tác nhân kích thích cơn hen

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Tránh xa các tác nhân có thể là nguyên nhân kích thích phổi và làm trầm trọng hơn triệu chứng khó thở, như các chất gây dị ứng, bao gồm phấn hoa, cỏ dại, mạt bụi, gián hoặc lông động vật. Các tác nhân phổ biến khác là các chất gây kích ứng trong không khí, chẳng hạn như khói xe, mùi sơn, khói hóa chất, mùi nước hoa.

3. Duy trì thói quen lành mạnh

Một số những thói quen lành mạnh sau đây mà bạn nên làm và duy trì để bảo vệ sức khỏe phổi:

  • Bỏ hút thuốc lá. Ngừng hút thuốc có thể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và tần suất của các triệu chứng hen suyễn.
  • Tập thể dục phù hợp. Một số người có thể bị kích thích cơn hen suyễn khi tập thể dục, tuy nhiên, đa số thì không. Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Tham khảo ý kiến bác sĩ để có những bài tập phù hợp với thể chất và tình trạng bệnh, nhằm giúp cải thiện chức năng phổi.
  • Ăn uống lành mạnh. Béo phì, thừa cân có thể làm triệu chứng khó thở do hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Cố gắng có một chế độ cân bằng và lành mạnh nhằm duy trì cân nặng hợp lý.
  • Giữ ấm cơ thể. Thời tiết lạnh có thể kích hoạt triệu chứng khó thở do hen suyễn. Cố gắng giữ ấm cơ thể bằng găng tay, khăn choàng, áo khoác và mũ nón. Quấn một chiếc khăn mỏng qua mũi và miệng để giúp làm ấm không khí trước khi bạn hít thở nó.
  • Hít vào bằng mũi thay vì bằng miệng. Mũi của bạn sẽ làm ấm không khí khi bạn thở.
  • Tiêm ngừa. Tiêm phòng cúm hàng năm bởi virus gây bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những tác nhân phổ biến gây bệnh hen suyễn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *