Việc ngủ dậy bị ù tai ở một hoặc cả hai bên là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng có thể do nhiều căn nguyên khác.
Cùng Thuần mộc tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ngủ dậy bị ù tai qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau đây nhé!
Ù tai là cảm giác có tiếng ồn trong tai, như tiếng chuông, tiếng vo ve và tiếng huýt sáo, thường xảy ra suốt cả ngày. Tuy nhiên, nhiều người cho biết họ nghe thấy tiếng chuông dai dẳng ở một hoặc cả hai tai, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng ù tai vào buổi sáng.
Hiện tượng ngủ dậy bị ù tai là gì?
Ù tai là một chứng rối loạn thính giác khiến bạn cảm thấy bên trong tai có những âm thanh lạ, không rõ ràng, cũng không bắt nguồn từ môi trường bên ngoài. Âm thanh của chứng ù tai rất đa dạng, từ tiếng ve kêu, dế kêu, chim hót, đến tiếng chuông, tiếng vo ve, tiếng huýt sáo hoặc thậm chí là âm thanh của một bản nhạc quen thuộc…
Mặc dù bị ù tai sau khi ngủ dậy hiếm khi là một vấn đề nguy hiểm nhưng lại tạo cảm giác cực kỳ khó chịu cho người bệnh. Bệnh nhân có thể bị ù một hoặc cả hai tai ở bất kỳ thời điểm nào, nhưng nhiều người cảm thấy bị ù tai vào buổi sáng khi ngủ dậy là nặng nề nhất.
Những tiếng ồn khi bị ù tai sau khi ngủ dậy ở mỗi người có thể khác nhau về cường độ và thời lượng, nhưng có một điểm chung rằng nếu phớt lờ nó thì có nguy cơ phát triển thành mãn tính.
Nguyên nhân bị ù tai sau khi ngủ dậy
Nhiều người thường thắc mắc sáng ngủ dậy bị ù tai là bệnh gì hay những ai thường bị ù tai sau khi ngủ dậy? Câu trả lời sẽ có ở dưới đây, bạn đừng bỏ lỡ!
1. Ngủ dậy bị ù tai là bệnh gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu sáng ngủ dậy bị ù một bên tai hoặc cả hai tai, có thể nguyên nhân là do bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như:
- Viêm tai giữa cấp tính hoặc mãn tính: Một trong những triệu chứng của viêm tai giữa là có thể khiến người bệnh bị ù tai.
- Hội chứng Meniere: Sáng ngủ dậy bị ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý rối loạn thính lực mãn tính gây chóng mặt, giảm thính lực và ù tai – hội chứng Meniere.
- U dây thần kinh thính giác: Khối u lành tính này phát triển trong dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong và kiểm soát sự thăng bằng cũng như thính giác. Chứng rối loạn này thường chỉ gây ù tai ở một bên tai, khiến người bệnh hoặc là bị ù tai phải sau khi ngủ dậy, hoặc là ngủ dậy bị ù tai trái.
- Viêm hoặc thủng màng nhĩ: Bị ù tai khi ngủ dậy còn có thể do màng nhĩ đã bị viêm hoặc thủng.
- Vùng tai bị chấn thương do tai nạn hoặc phẫu thuật: Nếu tai bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó, bạn có thể gặp phải tình trạng ngủ dậy bị ù tai.
2. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý, thì tình trạng ngủ dậy tai bị ù còn có thể do một số nguyên nhân sau:
- Ráy tai tích tụ nhiều, bịt kín tai: Việc ráy tai tích tụ quá nhiều có thể hình thành nút ráy tai gây giảm thính lực hoặc ù tai.
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài: Sáng ngủ dậy bị ù tai thường xảy ra ở những người vừa tham gia một buổi hòa nhạc lớn vào đêm trước hoặc ở những người phải làm việc ở môi trường có tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thính giác.
- Chế độ nghỉ ngơi thiếu khoa học: Nếu bạn làm việc quá sức trong nhiều giờ liền, nghỉ ngơi không đủ, thì cơ thể dễ bị mệt mỏi, căng thẳng, dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị ù tai.
- Đêm ngủ không sâu giấc: Nếu ban đêm mà bạn ngủ không sâu hoặc bị mất ngủ thì nguy cơ bị ù tai sau khi ngủ dậy vào sáng hôm sau là khá cao.
- Thay đổi áp suất đột ngột: Việc di chuyển trên những chuyến bay dài có thể là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ù tai khi ngủ dậy.
Giải đáp thắc mắc: Ngủ dậy bị ù tai có nguy hiểm không?
Nếu bị ù tai sau khi ngủ đêm hoặc ngủ trưa dậy bị ù tai, bạn có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng nhiều dẫn đến mất ăn mất ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến cơ thể bị suy nhược.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong phần lớn các trường hợp, ngủ dậy bị ù tai thường không gây nguy hiểm, nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Nếu bị ù tai sau khi ngủ dậy nhưng triệu chứng này tự biến mất trong vòng 30 phút, thì bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, điều chỉnh chế độ ăn uống và làm việc là có thể xử lý dứt điểm tình trạng này.
Tuy nhiên, nếu ngủ dậy bị ù tai kéo dài cả ngày, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như nghe kém, suy giảm thính lực, chóng mặt, đau tai dữ dội… thì bạn tuyệt đối không được chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần đi khám chuyên tại bệnh viện có khoa tai mũi họng càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách khắc phục ngủ dậy bị ù tai
Ngủ dậy bị ù tai phải làm sao? Có rất nhiều biện pháp giúp khắc phục tình trạng ù tai sau khi ngủ dậy, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản khiến tai bị ù. Như đã đề cập, nếu bị ù tai nghiêm trọng, bạn nên đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị. Đối với các trường hợp ù tai nhẹ, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục sau:
- Ngáp đúng cách: Ngáp đúng cách giúp cân bằng áp suất trong tai với môi trường bên ngoài, từ đó giảm tình trạng ngủ dậy bị ù tai.
- Massage tai: Bạn đặt lòng bàn tay lên hai tai, sau đó từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong khoảng 1 phút sao cho tai có cảm giác nóng lên. Kế đến, bạn dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai, động tác cần nhanh chóng và liên tục lặp lại khoảng 50 lần là sẽ thấy giảm hẳn chứng ù tai.
- Gõ trống tai: Mẹo trị ù tai sau khi ngủ dậy này được áp dụng theo cách sau: Úp hai lòng bàn tay vào hai tai, rồi ấn một mạnh một nhẹ theo nhịp khoảng 30 lần là được.
Phòng ngừa bị ù tai sau khi ngủ dậy
Theo cách chuyên gia, việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa thiết thực có thể giúp giảm chứng ù tai sau khi ngủ dậy:
- Ngủ sâu giấc và đủ giấc: Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn thức dậy với tinh thần thoải mái và ít bị ù tai hơn.
- Tránh một số loại thực phẩm trước khi đi ngủ: Bạn không nên uống trà, cà phê, đồ uống có cồn và nước ngọt vào buổi tối. Hãy ưu tiên các loại thực phẩm không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa vào buổi tối, chẳng hạn như rau xanh, các loại đậu và protein nạc…
- Không làm việc quá sức: Cân bằng giữa thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi để phòng ngừa tình trạng ngủ dậy bị ù tai.
- Hạn chế tiếp xúc âm thanh lớn: Bạn không nên ở trong môi trường có âm thanh lớn trong thời gian dài. Nếu bắt buộc làm việc trong môi trường ồn ào, hãy sử dụng các thiết bị bảo vệ tai. Nếu đeo tai nghe, hãy điều chỉnh mức âm thanh phù hợp.
- Tránh làm tổn thương tai: Niêm mạc bên trong tai rất mỏng manh, do đó, bạn nên tránh gây tổn thương tai, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như không dùng bông hoặc dụng cụ ngoáy tai.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng ngủ dậy bị ù tai, từ đó có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.