BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NÊN LÀM GÌ?

Ngộ độc thực phẩm là một trải nghiệm thật tồi tệ nhưng thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng do ngộ độc thực phẩm gây ra. Vậy, người bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Cùng Thuần mộc tìm hiểu để biết nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm và có cách xử trí đúng đắn khi không may gặp phải tình trạng này nhé!

Ngộ độc thực phẩm nên làm gì nếu nhẹ? Bổ sung nước và chất điện giải

Ngộ độc thực phẩm có thể khiến bạn bị tiêu chảy, nôn mửa và sốt, dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước trầm trọng.

Ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì? Điều quan trọng nhất lúc này là bổ sung nước và chất điện giải (bao gồm các khoáng chất như natri, kali và canxi) cho cơ thể. Bạn có thể ngậm đá viên, uống nước lọc, nước muối pha loãng, nước khoáng, nước canh, đồ uống thể thao hoặc nước ép trái cây.

Hãy bắt đầu với việc uống từng ngụm nước nhỏ bởi uống một lượng lớn nước trong cùng một lúc có thể khiến bụng đang yếu ngay lập tức bị khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng nên uống đồ uống ấm, hạn chế đồ uống lạnh vì nó gây khó chịu cho dạ dày.

Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh tim hoặc bệnh thận, không nên dùng các loại nước có chứa muối nhé.

Cố gắng ăn ngay khi có thể

Ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Nếu bạn cảm thấy muốn ăn, hãy cố gắng ăn một lượng thức ăn nhỏ, có vị nhạt để ổn định dạ dày.

Vậy, ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Hãy ăn các món dễ tiêu như món nước, phở gà, súp, bánh pudding gạo, bột yến mạch, khoai tây và bánh quy mặn. Ngừng ăn nếu bạn cảm thấy đau bụng trở lại.

Hãy tránh xa những thực phẩm khó tiêu hóa, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, thực phẩm nhiều gia vị, các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán hoặc có vị cay.

Nếu bạn cảm thấy chưa thèm ăn và chưa muốn ăn, điều đó không sao cả. Hãy từ từ và đừng cố ép bản thân phải ăn khi cơ thể chưa sẵn sàng.

Ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Uống thuốc theo chỉ định

Đau bụng ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Bạn có thể uống các loại thuốc như loperamid để cầm tiêu chảy hoặc bismuth subsalicylate để làm dịu, chống viêm và giảm đau bụng. Những loại thuốc này không được khuyến cáo cho trẻ em và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Dù vậy, bác sĩ thường khuyên không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy khi bị ngộ độc thực phẩm bởi cơ thể bạn cần loại bỏ chất độc ra ngoài.

Để nói ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc kháng sinh cho một số trường hợp ngộ độc nghiêm trọng do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh thường dành cho những người mắc bệnh nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao hơn. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, thuốc kháng sinh là không cần thiết. Một số loại nhiễm trùng thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng kháng sinh.

Dùng men vi sinh

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên dùng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

Probiotics chứa trong men vi sinh là những vi khuẩn sống, giống với vi khuẩn lành mạnh có trong đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy men vi sinh có thể giúp cân bằng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và rút ngắn thời gian tiêu chảy khi bị ngộ độc thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng khi đối tượng mắc bệnh là trẻ em, người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Khi nào bị ngộ độc thực phẩm cần đi khám

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm và thuộc một trong các nhóm đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV/AIDS, bị ung thư
  • Dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
  • Trẻ nhỏ
  • Người lớn tuổi.

Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng sau đây:

  • Buồn nôn và nôn nghiêm trọng
  • Nôn ra máu
  • Tiêu chảy ra máu
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 72 giờ (3 ngày)
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc giảm đi tiểu
  • Khô miệng và cổ họng
  • Sốt cao kéo dài hơn 38,3 độ C
  • Mờ mắt
  • Mê sảng hoặc lú lẫn
  • Chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng.

Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 2 ngày, hãy thăm khám ngay với ​​bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giúp điều trị nhiễm trùng hoặc đề nghị truyền dịch IV để bổ sung lại nước và chất điện giải đã bị mất.

Hi vọng bạn đã biết ngộ độc thực phẩm nên làm gì để nhanh chóng hồi phục. Hầu hết những người khỏe mạnh có thể tự khỏi sau khoảng 2 ngày. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian kéo dài sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và khả năng miễn dịch của cơ thể. Những điều bạn cần làm chủ yếu là bổ sung chất lỏng, ăn ngay khi có thể và nghỉ ngơi hoàn toàn để nhanh phục hồi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *