CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: 5 CÁCH CHỮA VIÊM PHẾ QUẢN BẰNG MẬT ONG

Viêm phế quản có thể khiến bạn khó chịu với các triệu chứng bao gồm tức ngực, ho, đau rát họng, khó thở hoặc chảy nước mũi. Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong có thể giúp giảm ho, xoa dịu cơn đau rát họng và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Mời bạn cùng Thuần mộc tìm hiểu cụ thể nhé!

Theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, tác động vào 5 kinh tâm, tỳ, phế, vị và đại tràng, có công dụng bổ trung ích khí, nhuận táo, thường được dùng để trị ho, đau bụng, đại tiện bí kết, lở loét ngoài da và làm thuốc bồi bổ cơ thể.

Theo y học hiện đại, mật ong chứa một lượng các hợp chất chống oxy hóa, có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng hiệu quả. Chính vì vậy, áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng mật ong mang đến hiệu quả bất ngờ.

Mật ong là cách chữa ho viêm phế quản khá hiệu quả bởi bệnh thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Vị ngọt của mật ong cũng thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, từ đó làm dịu cổ họng đang bị khô và dễ long đờm (ho ra chất nhầy hơn).

Mặt khác, nghiên cứu cũng tìm thấy trong mật ong có chất tương tự như dextromethorphan, một thành phần phổ biến trong thuốc ho không kê đơn, nên có thể được sử dụng như một bài thuốc giảm ho, đặc biệt là các cơn ho vào ban đêm.

5 cách chữa viêm phế quản bằng mật ong

Cách chữa viêm phế quản tại nhà bằng mật ong có thể rất thực hiện. Bệnh nhân có thể dùng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

1. Mật ong nguyên chất

Sử dụng 1-2 thìa cà phê mật ong nguyên chất để ngậm mỗi ngày. Bệnh nhân có thể ngậm ít nhất 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn để giảm nhanh cảm giác đau rát họng, ho do viêm phế quản gây ra.

2. Mật ong pha nước ấm

Lấy 1-2 thìa cà phê mật ong cho vào cốc nước ấm, khuấy đều và dùng trực tiếp. Uống hỗn hợp mật ong pha nước ấm từ 2-3 lần/ngày vào sáng và tối. Sử dụng hỗn hợp này liên tục từ 3-5 ngày không những giúp giảm ho, làm dịu cơn đau họng mà còn thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa một cách hiệu quả.

3. Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong và chanh

Lấy 1 quả chanh tươi ngâm nước nóng trong 10 phút rồi bổ ra, vắt lấy nước cốt. Hòa 1 thìa nước cốt chanh cùng mật ong và nước ấm với một lượng vừa đủ rồi chia uống vài lần trong ngày. Hỗn hợp chanh mật ong sẽ giúp giảm ho, làm lỏng chất nhầy, cung cấp vitamin C và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân viêm phế quản.

4. Mật ong ngâm tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng tấy hiệu quả. Tỏi ngâm mật ong là một bài thuốc thường dùng cho bệnh nhân viêm phế quản bị ho và đau rát họng.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch tỏi, bỏ vỏ và thái lát mỏng.
  • Cho tỏi đã thái lát vào lọ ngâm cùng mật ong.
  • Sau 2-4 ngày, bạn có thể đem ra sử dụng.
  • Ngậm tỏi ngâm mật ong 2 lần/ngày vào sáng và tối để đạt hiệu quả.

5. Mật ong ngâm gừng

Gừng tươi có tính ấm, vị cay nóng, có công dụng sát khuẩn, chống viêm khá cao. Kết hợp với mật ong sẽ giúp làm dịu cơn đau họng, ho khan do viêm phế quản một cách hiệu quả.

Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong ngâm gừng được thực hiện như sau:

  • Rửa sạch gừng, gọt vỏ rồi đem giã nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp gừng giã nhuyễn vào lọ rồi ngâm cùng mật ong.
  • Sử dụng 3 lần/ngày.

Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng mật ong

Khi áp dụng các cách chữa viêm phế quản bằng mật ong, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Hãy dùng mật ong đảm bảo chất lượng, được mua tại địa chỉ uy tín, tránh sử dụng mật ong đã qua xử lý.
  • Kiên trì áp dụng thường xuyên để thấy rõ hiệu quả. Tùy thuộc vào cơ địa mà hiệu quả có thể khác nhau.
  • Cẩn trọng khi sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 3 tuổi. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên cho dùng mật ong bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn khá non kém.
  • Mật ong có tính axit mạnh nên người bị trào ngược axit dạ dày nên cẩn thận khi dùng.
  • Bệnh nhân tiểu đường, huyết áp thấp, xơ gan, người vừa tiến hành phẫu thuật, những người có bệnh nền về gan, mắt, thận…nên cẩn thận khi dùng mật ong.

Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong được nhiều người tin dùng bởi độ an toàn cao, giúp làm giảm nhẹ triệu chứng và mang đến cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, những cách này không thể trị khỏi hẳn bệnh và chỉ phù hợp trong những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu triệu chứng bệnh kéo dài, các đợt viêm phế quản cấp tái phát thường xuyên có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *