NỔI MỀ ĐAY TẮM LÁ GÌ NHANH KHỎI? TOP 10 CÁC LOẠI THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY TẠI NHÀ

Nổi mề đay tắm lá gì nhanh khỏi là mối quan tâm của nhiều người đang mắc bệnh nổi mề đay. Bệnh gây ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Liệu nổi mề đay tắm lá gì theo cách dân gian có hiệu quả như lời đồn?

Vậy nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu top 10 các loại thảo dược hỗ trợ điều trị mề đay tại nhà qua bài viết của Thuần mộc dưới đây!

Tác dụng khi sử dụng nước lá tắm trị mề đay

Nổi mề đay là tình trạng da nổi các vết sưng từng mảng, gây ngứa, châm chích ở trên một khu vực hoặc lan rộng khắp cơ thể. Một số phương pháp dân gian từ xưa truyền lại vẫn được áp dụng, giúp điều trị mề đay tại nhà. Một số tác dụng của tắm nước lá trị mề đay dựa vào kinh nghiệm dân gian như:

  • Giảm ngứa, giảm châm chích cho da
  • Giúp giảm các cảm giác khó chịu tạm thời do bệnh da liễu
  • Giảm mẩn đỏ, nốt sưng trên da

Nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh khỏi? Top 10 loại lá trị mề đay

1. Nổi mề đay tắm lá gì: Tắm lá kinh giới

Nghiên cứu cho thấy lá kinh giới có chất chống oxy hóa và có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn. Vì vậy, bạn có thể tận dụng lá kinh giới đun nước tắm, giúp hạn chế ngứa ngáy khó chịu của bệnh mề đay trên da.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm phần ngọn lá kinh giới
  • Bước 2: Đổ 2 lít nước vào đun sôi với lá kinh giới
  • Bước 3: Sau đó để nguội tắm
  • Bước 4: Massage nhẹ nhàng bã lá kinh giới lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa trong lúc tắm

Bạn có thể dùng lá kinh giới tắm hằng ngày để triệu chứng bệnh giảm dần, cho tới khi bệnh được điều trị dứt điểm.

2. Nổi mề đay tắm lá gì: Nha đam

Nha đam có đặc tính chữa các bệnh da liễu, làm dịu và chống viêm. Những đặc tính này có thể giúp làm dịu da và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Vì vậy mà nha đam phù hợp để hỗ trợ điều trị những vùng da tổn thương, giảm cảm giác nóng rát và ngứa ngáy của mề đay.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch nha đam tươi và sau đó gọt bỏ vỏ, lấy phần trong
  • Bước 2: Rửa sạch phần mủ để ngăn ngừa kích ứng da
  • Bước 3: Dùng muỗng cạo lấy phần gel trong suốt và thoa lên vùng da mẩn đỏ, ngứa ngáy, mề đay
  • Bước 4: Nhẹ nhàng massage trong 10-15 phút để các chất của nha đam thẩm thấu vào da
  • Bước 5: Cuối cùng, rửa sạch bằng nước và lau khô

3. Nổi mề đay tắm lá gì? Tắm lá khế

Tắm nước gì để hết ngứa? Lá khế cũng có một số tác dụng hữu ích cho da như: Kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Theo Đông y cổ truyền, lá khế hiệu quả trong việc điều trị các tình trạng ngứa ngáy, sưng. Lá khế hoàn toàn lành tính và an toàn cho người dùng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá khế
  • Bước 2: Đun sôi lá khế với 1-2 lít nước, thêm ít muối sạch (đun khoảng 15 phút)
  • Bước 3: Để nước nguội và dùng nước để tắm hàng ngày. Xoa nhẹ lá vào da mỗi khi tắm

4. Nổi mề đay tắm lá gì: Lá trầu không

Bị mề đay tắm lá gì? Một nghiên cứu cho thấy lá trầu không có đặc tính giải độc, chống oxy hóa và một số hoạt tính sinh học như chống viêm, chống ung thư và điều hòa miễn dịch. Hơn nữa theo Đông y cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, tán hàn và khu phong. Vì vậy lá trầu có thể sử dụng nấu nước tắm giúp chống ngứa, tiêu sẩn, phát ban do mề đay hay dị ứng thời tiết.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa lá trầu không với nước sạch, có thể ngâm với nước muối pha loãng 15 phút, sau đó vớt ra, để ráo
  • Bước 2: Đun sôi lá trầu cùng 2 – 3 lít nước sạch. Đun với lửa nhỏ trong vòng 5 – 10 phút
  • Bước 3: Pha loãng với nước lạnh, để tắm nước ấm
  • Bước 4: Trong khi tắm, bạn có thể xoa nhẹ nhàng phần bã trầu không lên vùng da bị mề đay
  • Bước 5: Tắm lại bằng nước sạch ấm. Bạn nên kiên trì tắm mỗi ngày 1 lần cho tới khi hết bệnh

5. Nổi mề đay tắm lá gì: Lá rau sam

Rau sam giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C và E, axit béo và đặc tính chống viêm mang lại nhiều lợi ích cho da:

  • Rau sam chứa các đặc tính chống viêm, có khả năng làm dịu da
  • Trung hòa các gốc tự do, làm đều màu da, bảo vệ cấu trúc của da
  • Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

Trong y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, có công dụng giải độc, thanh lọc cơ thể. Vì vậy rau sam có thể được sử dụng để tắm, giúp tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế các triệu chứng của bệnh mề đay.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 30g rau sam bằng nước muối pha loãng, rồi để ráo nước
  • Bước 2: Giã nát lá rau sam, sau đó pha với nước tắm thông thường
  • Bước 3: Trong lúc tắm, bạn nhẹ nhàng massage lên cơ thể bé, đặc biệt vùng mẩn ngứa mề đay

Bạn nên tắm nước rau sam hàng ngày để giảm triệu chứng mề đay hiệu quả.

6. Nổi mề đay tắm lá gì: Lá tía tô

Lá tía tô thường được sử dụng như lá mùi khi ăn rau sống. Bên cạnh đó, lá tía tô trong dân gian cũng được sử dụng như lá cây tắm trị ngứa và chữa một số bệnh da liễu như mẩn ngứa, đỏ sưng. Giải đáp cho câu hỏi nổi mề đay tắm lá gì, thì lá tía tô là một trong những loại thảo mộc mang lại hiệu quả trong điều trị mề đay.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lọc lấy một nắm lá tía tô non còn tươi, sau đó rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Bước 2: Đun sôi lá tía tô cùng 2 lít nước khoảng 5 phút, cuối cùng thì cho vài hạt muối biển rồi tắt bếp
  • Bước 3: Pha loãng với nước sạch để có nước ấm tắm

Bạn có thể tắm nước lá tía tô hàng ngày để loại bỏ mẩn ngứa và sưng đỏ trong thời gian ngắn.

7. Nổi mề đay tắm lá gì: Lá ổi

Theo nghiên cứu, chiết xuất từ lá ổi có công dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus (loại vi khuẩn có thể gây ra các bệnh da liễu). Lá ổi còn chứa các tinh dầu giàu cineol, tanin, triterpen, flavonoit và eugenol, giúp kháng khuẩn, làm dịu các cơn mẩn ngứa, sưng rát.

Vì vậy, trả lời cho câu hỏi nổi mề đay tắm lá gì, thì lá ổi là loại thảo mộc an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh mề đay.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch nắm lá ổi non, có thể ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút rồi để ráo nước
  • Bước 2: Đun sôi lá ổi cùng với 2 – 3 lít nước trên lửa nhỏ trong 10 phút
  • Bước 3: Sau đó pha cùng với nước sạch để có nước ấm vừa tắm
  • Bước 4: Trong lúc tắm, hãy nhẹ nhàng xoa bã lá ổi xoa lên vùng da bị sưng đỏ mề đay

Bạn có thể tắm với tần suất 3 – 4 lần mỗi tuần để giảm các triệu chứng mề đay, gây khó chịu.

8. Nổi mề đay tắm lá gì: Gừng

Nổi mề đay tắm lá gì để giảm ngứa, nổi sẩn? Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu chứng minh gừng chứa thành phần gingerol, có khả năng chống viêm, cũng như giảm ngứa tự nhiên. Hơn nữa, gừng cũng giúp bảo vệ mô da, ngăn ngừa các tác động của nấm và vi khuẩn.

Trong khi đó, các cách trị mẹo dân gian cũng áp dụng gừng bởi tính tán hàn, khu phong. Vì vậy mà nhiều người sử dụng gừng để giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Bạn có thể thực hiện một trong cách sau:

Cách 1:

  • Bước 1: Đun nước nóng với 2 lát củ gừng
  • Bước 2: Hoà với nước lạnh để có nước gừng ấm với nhiệt độ phù hợp để tắm

Tắm với nước gừng sẽ giúp giảm ngứa ngáy, giảm viêm. Lưu ý không thực hiện cách này nếu vùng da có vết thương hở hay lở loét, gây rát da và ảnh hưởng nghiêm trọng tình trạng da hơn.

Cách 2:

  • Bước 1: Bạn cắt nhỏ và xay để vắt lấy nước cốt gừng tươi.
  • Bước 2: Pha loãng nước cốt gừng với nước theo tỷ lệ 1:1 và thoa lên vùng da bị mề đay.
  • Bước 3: Để yên trên da 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.

9. Nổi mề đay tắm lá gì: Mướp đắng

Mướp đắng rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin A, C tốt cho da. Đây là lý do mướp đắng có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý da như vẩy nến, nấm ngoài da, ngứa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm lá mướp đắng tươi, để loại bỏ bụi bẩn
  • Bước 2: Đun sôi lá mướp đắng cùng 2 lít nước trong 5 – 7 phút
  • Bước 3: Pha loãng cùng nước lạnh để có nước ấm tắm
  • Bước 4: Bạn có thể vừa tắm vừa massage nhẹ lên vùng da bị mề đay

Nên kiên trì tắm lá mướp đắng mỗi ngày 1 lần, cho tới khi các dấu hiệu thuyên giảm.

10. Trị nổi mề đay bằng lá ngải cứu

Nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh khỏi? Lá ngải cứu từ xưa được dân gian xem là thảo dược hữu hiệu để điều trị mề đay, nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn nên giảm chứng ngứa hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy ngải cứu ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi lá ngải cứu cùng với 3 lít nước sạch trong 15 phút, cuối cùng bỏ vài muỗng cà phê nhỏ muối tinh và tắt bếp
  • Bước 3: Bạn có thể để nguội hoặc pha loãng với nước lạnh ngay để có nước ấm để tắm

Những lưu ý khi sử dụng lá tắm cho người bị mề đay

Các phương pháp trên là những cách điều trị từ dân gian từ xa xưa, giúp làm dịu da. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Cần kiên trì một thời gian dài với một phương pháp để chữa khỏi và ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Không tắm với bất kỳ nước lá nào nếu da có vết thương hở, lở loét hay mụn nước
  • Nếu có phản ứng bùng phát nghiêm trọng, bạn cần ngưng tắm nước lá và đến gặp bác sĩ để có phương hướng điều trị kịp thời
  • Luôn ngâm với nước muối pha loãng và rửa sạch trước khi sử dụng
  • Cẩn thận nếu tắm nước lá cho trẻ em. Có thể một số phụ huynh thắc mắc trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì, bạn có thể tham khảo một số thảo dược phù hợp và an toàn với trẻ em như: Lá ngải cứu, lá trầu,…

Hy vọng với top 10 các loại thảo dược dân gian trên, bạn đọc đã có lời giải đáp nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh khỏi, giúp giảm các triệu chứng một cách an toàn và hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *