NHỮNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

Bố mẹ nên tìm hiểu trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để loại những thực phẩm này ra khỏi danh sách khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.

Bệnh chàm có thể bị kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm bởi nhiều nhân tố trong môi trường tự nhiên, bao gồm mạt bụi nhà, cỏ, phấn hoa, stress và một vài loại thực phẩm nhất định. Người ta tin rằng thực phẩm là nguyên nhân gây ra chàm ở 30% trẻ em nhưng ở một nhóm nhỏ hơn (khoảng 10%) thì đây lại là nguyên nhân chính và duy nhất gây ra chàm.

Điều này có nghĩa rằng những thay đổi trong khẩu phần ăn chỉ có hiệu quả với một số ít trẻ bị chàm với điều kiện chúng phải được chăm sóc da kỹ lưỡng mỗi ngày để chống lại các tác nhân gây chàm khác. Nói cách khác, chỉ chế độ ăn uống thôi hiếm khi gây nổi chàm.

Thực phẩm sẽ gây nổi chàm như thế nào?

Thực phẩm gây nổi chàm thông qua ba con đường chính:

1. Ngứa, cọ xát và gãi

Ở một vài trẻ, tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ chà xát vùng da khó chịu, gây ra các tổn thương da, viêm tấy, nhiễm trùng, khiến da càng trở nên ngứa ngáy và tình trạng chàm càng trở nên trầm trọng. Các dấu hiệu rõ ràng bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy và khó chịu quanh vùng miệng.

2. Quá mẫn cảm với thực phẩm tức thời

Đây là phản ứng xảy ra rất nhanh sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Các triệu chứng bao gồm nổi mề đay, sưng tấy và mẩn đỏ. Phản ứng này xảy ra từ 5 phút đến 2 giờ sau khi sử dụng loại thực phẩm đó. Ngoài các triệu chứng về da, những triệu chứng khác như nôn mửa, đau dạ dày, thở khò khè, dị ứng mắt và nhảy mũi cũng có thể xảy ra.

Dạng phản ứng nghiêm trọng nhất được gọi là sốc phản vệ. Hiện tượng này xảy ra rất nhanh, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và gây bất tỉnh (dù rất hiếm khi xảy ra).

3. Mẫn cảm đối với thực phẩm nhưng xảy ra muộn

Hiện tượng này xuất hiện khi các triệu chứng xảy ra từ 6 đến 24 giờ sau khi ăn thực phẩm và có thể kéo dài nhiều giờ sau đó. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa và nổi chàm nhiều hơn và/hoặc bị đau bụng, tiêu chảy.

Giải đáp cho câu hỏi trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì

Khi bị dị ứng thực phẩm, cơ thể phản ứng với các loại thực phẩm không gây hại như thể đó là tác nhân nguy hiểm và tấn công chúng. Các triệu chứng dị ứng như sưng tấy là những tác dụng phụ của cơ chế bảo vệ cơ thể.

Dị ứng thực phẩm có thể khiến tình trạng chàm ở trẻ tồi tệ hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng nổi chàm do thực phẩm cao hơn những trẻ lớn. Một vài loại thực phẩm có khả năng gây ra các triệu chứng cao hơn những loại khác. Những loại thực phẩm dưới đây gây ra 90% những ca dị ứng thực phẩm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Đậu phộng
  • Các loại hạt cây
  • Lúa mì
  • Ốc
  • Đậu nành.

Dù một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng chàm nặng hơn nhưng các chuyên gia không nghĩ rằng thực phẩm thực sự là nguồn gốc gây ra chàm. Thực tế, bệnh chàm dường như là hậu quả của những “lỗ hở” ở lớp da bên ngoài, nơi cư ngụ của các loại vi khuẩn, chất gây kích thích và dị nguyên, nhưng do việc tìm ra loại thực phẩm nào gây kích ứng chàm khá khó khăn và do có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra chàm nên bạn cũng không nên vội đưa ra kết luận. Thay vào đó, bạn nên căn cứ một cách có hệ thống và thảo luận với bác sĩ chuyên khoa dị ứng để có thể chắc chắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *