Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh khá hiếm gặp nhưng không vì thế mà bạn có thể xem nhẹ bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, con yêu sẽ cảm thấy rất khó chịu cũng như đau đớn.
Bệnh vảy nến là tình trạng mạn tính của da có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi độ tuổi và cụ thể hơn là ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, có không ít bố mẹ thường nhầm lẫn vảy nến sang các dạng bệnh khác như chàm, rôm sảy… Bài viết sau, Thuần mộc sẽ giúp bạn xác định vảy nến ở trẻ sơ sinh và các thể khác nhau của loại bệnh này.
1. Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh vảy nến không?
Bệnh vẩy nến là một tình trạng bệnh mạn tính của da, nó đẩy nhanh việc sản xuất các tế bào da mới phải thực hiện nhanh chóng hơn khiến tế bào da tích tụ với tốc độ khác thường.
Những mảng da chết này sẽ tạo thành các mảng màu đỏ, có vảy, viền ngoài sắc và màu xám. Ngoài ra, chúng cũng khiến người mắc phải có cảm giác từ ngứa nhẹ đến rất ngứa. Bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và thường phát triển ở độ tuổi từ 15 đến 30. Mặc dù khá hiếm nhưng bệnh vẩy nến vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vẩy nến không lây nhiễm, vì vậy bạn không nên phán đoán rằng con mắc bệnh là do bị lây truyền từ những em bé hoặc người lớn khác. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra vảy nến vẫn chưa được chứng tỏ rõ ràng, nhưng một số yếu tố khách quan có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn.
Bệnh vẩy nến được cho là do sự kết hợp của di truyền học, yếu tố nhạy cảm với những bệnh tự miễn dịch cùng các tác nhân gây bệnh hoặc môi trường xung quanh. Bệnh sử gia đình là một yếu tố khá quan trọng của bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh. Nếu huyết thống của người mắc bệnh khá gần thì sẽ làm tăng đáng kể khả năng phát triển tình trạng da này.
Ngoài ra, nếu thành viên trong gia đình có bệnh sử về các rối loạn tự miễn dịch như bệnh tuyến giáp, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến vì đây là một dạng rối loạn tự miễn dịch. Đối với các bé lớn và người trưởng thành, béo phì là một yếu tố gây bệnh vẩy nến. Thêm vào đó, tâm lý căng thẳng, sử dụng thuốc, thời tiết lạnh, tổn thương da cũng trở thành nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, nguy cơ này chưa hẳn ảnh hưởng đối với trẻ sơ sinh.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khởi đầu của bệnh vẩy nến thường bắt đầu từ tình trạng nhiễm trùng chẳng hạn như cảm lạnh.
3. Chẩn đoán bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là một tình trạng hiếm gặp. Nó cũng rất khó để chẩn đoán vì có thể biểu hiện tương tự như các tình trạng da phổ biến khác. Do đó, bạn cần tìm hiểu bệnh sử của gia đình và quan sát cẩn thận để có thể hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán. Nếu em bé bị phát ban mà vẫn không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại kem đặc trị và liệu pháp tại nhà, bạn nên gặp bác sĩ, từ đó xác định chính xác nguyên nhân gây phát ban. Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, tình trạng phát ban ở da sẽ phải được quan sát trong một thời gian khá dài.
Bệnh vảy nến là dạng bệnh tự miễn dịch không ảnh hưởng đến da. Hầu hết các loại bệnh vảy nến đều khiến các mảng da màu đỏ có vảy trắng trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Những miếng dán này có thể gây ngứa và đau hoặc thậm chí chảy máu, nứt nẻ. Ở trẻ sơ sinh, các vị trí phổ biến nhất khi bị vảy nến là mặt, cổ, khuỷu tay, đầu gối, khu vực mang tã và da đầu. Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể được chữa khỏi và không bị tái lại, trái ngược với tình trạng vảy nến xuất hiện ở người lớn.
4. Những loại bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh mà bé có thể mắc phải
Có nhiều biến thể của bệnh vảy nến mà tất cả mọi người kể cả trẻ sơ sinh, có thể gặp, chẳng hạn như:
Vảy nến tã lót
Đây là một dạng bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh khá cụ thể. Các tổn thương trên da xuất hiện ở khu vực mang tã. Điều này có thể gây trở ngại cho việc chẩn đoán chính xác tình trạng vì trẻ sơ sinh thường có nhiều loại phát ban tã khác nhau.
Vảy nến thể mảng
Đây là loại bệnh vảy nến phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi. Bệnh vảy nến thể mảng trông giống như những mảng bám, có vảy, màu đỏ trắng hoặc bạc, xuất hiện ở lưng dưới, da đầu, khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ em, mảng bám có xu hướng nhỏ hơn về kích thước cũng như mềm hơn.
Vảy nến thể giọt
Vảy nến thể giọt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em hơn so với người lớn. Ngoài ra, nó cũng đứng thứ 2 trong các dạng vảy nến thường gặp. Vảy nến thể giọt có thể bị khởi phát do viêm họng liên cầu khuẩn hoặc cảm lạnh. Nó xuất hiện dưới dạng các mảng nhỏ, giống như dấu chấm (thay vì các mảng lớn) trên khắp cơ thể.
Vảy nến thể mủ
Bệnh vảy nến thể mủ xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ, nhân ở giữa chứa dịch mủ. Những mụn mủ thường xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân. Tình trạng này không phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Vảy nến da đầu
Với vảy nến da đầu, mảng bám đặc biệt xuất hiện trên da đầu, gây ra hiện tượng các vùng da có màu đỏ cùng những mảng vảy màu trắng bong tróc phía trên.
Vảy nến đảo ngược
Với loại bệnh vảy nến này, những mảng da sẽ có màu đỏ và xuất hiện ở nếp gấp da, chẳng hạn như dưới cánh tay và sau đầu gối. Đây là dạng bệnh có thể xuất hiện cùng tình trạng vảy nến tại những bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh không phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Vảy nến toàn thân
Vảy nến toàn thân này rất hiếm khi xuất hiện nhưng lại có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi mắc bệnh, con sẽ cảm thấy rất ngứa và đau đớn cũng như bong tróc từng mảng da.
Vảy nến móng tay
Đây là loại bệnh vẩy ở trẻ sơ sinh không quá phổ biến. Bệnh gây ra hiện tượng rỗ và rạn da ở ngón tay, móng chân và thậm chí có thể làm cho chúng bị đổi màu hoặc rụng. Những thay đổi ở móng có thể có hoặc không kèm theo tổn thương trên da.
5. Vảy nến ở trẻ sơ sinh và chàm
Bệnh chàm là tình trạng da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và đặc trưng bởi các mảng da khô và đỏ. Những mảng này thường xảy ra ở phía sau đầu gối, trên cánh tay và trên mặt. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Các khu vực nổi mẩn sẽ có cảm giác ngứa và có thể bị nứt hoặc chảy máu.
Chàm sẽ không có hiện tượng tích tụ vảy trắng trên các mảng da ửng đỏ mà bệnh vảy nến thường có. Chàm cũng có nhiều khả năng phản ứng tốt với các loại kem không kê đơn và kem dưỡng ẩm so với bệnh vảy nến. Chàm da hiếm khi ảnh hưởng đến khu vực da thường mang tã.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh vẫn có khả năng bị cả bệnh chàm và bệnh vảy nến cùng một lúc. Nếu em bé bị phát ban và bạn không chắc chắn nguyên nhân, tốt nhất hãy đưa con đến gặp bác sĩ. Họ sẽ có thể giúp xác định lý do và lập kế hoạch điều trị để giúp làn da của bé trở lại bình thường.
6. Các tình trạng da khác ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
Như Hello Bacsi đã đề cập ở trên, bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh khá hiếm gặp. Nếu bé bị phát ban, có thể là do một vài tình trạng phổ biến hơn như rôm sảy. Ngoài ra, dưới đây là danh sách liệt kê một số tình trạng phát ban khác mà bé yêu có thể dễ mắc phải hơn:
- Mụn đỏ: Hiện tượng này không cần điều trị hoặc lưu tâm quá nhiều bởi chúng sẽ mất dần theo thời gian.
- Ban đỏ nhiễm độc: Đây là một dạng phát ban phổ biến khác ở các bé sơ sinh xuất hiện dưới dạng các đốm màu đỏ hơi nhô lên, có viền. Chúng thường có một chấm nhỏ màu trắng hoặc màu vàng ở chính giữa. Tuy nghe tên gọi có vẻ đáng sợ nhưng thực chất bệnh này khá lành tính và sẽ tự khỏi sau một thời gian mà không cần phải dùng đến các thủ thuật y tế quá phức tạp.
- Da khô, bong tróc: Hầu như tất cả các em bé đều có tình trạng này, lớp da bên dưới vẫn giữ được độ ẩm cũng như sự mềm mại.
- Những đốm nhỏ màu trắng trên mũi và mặt: Hiện tượng này xuất hiện do những tuyến bã nhờn chặn lỗ chân lông. Chúng có khuynh hướng biến mất khi tuyến dầu của em bé mở ra trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Bớt hồng cam (Salmon patches): Đây là một nhóm tổ nhỏ của mạch máu, có xu hướng biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, mặc dù đôi khi chúng sẽ không bao giờ hoàn toàn biến mất.
7. Nên làm gì với bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh?
Nếu đã xác định bé đã mắc bệnh vảy nến, bác sĩ đưa ra các lựa chọn điều trị nhất định. Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến tuổi dậy thì hoặc người lớn có thể quá mạnh hoặc có quá nhiều tác dụng phụ nếu áp dụng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, cách điều trị tốt nhất có thể là những phương pháp ít nguy cơ hoặc gây ra tác dụng phụ. Điều trị vảy nến ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Tránh để con tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
- Giữ cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi vảy nến sạch sẽ và khô ráo
- Liệu pháp ánh sáng
- Các loại kem chẳng hạn như corticosteroid và sản phẩm chứa dẫn xuất vitamin D
- Thuốc uống (nhưng các bác sĩ thường không khuyến khích cách này)
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Kem dưỡng được điều chế riêng cho bệnh vảy nến.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn xác định được bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, qua đó chữa trị kịp thời để tránh tình trạng trở nên nặng hơn và con yêu cũng không phải chịu đựng cảm giác khó chịu quá nhiều.