TÁC DỤNG CỦA ĐƯỜNG PHÈN VÀ NHỮNG NGUY HẠI KHI LẠM DỤNG

Đường phèn là một trong những gia vị quen thuộc với người Việt, nhưng không ít người vẫn thắc mắc, bản chất đường phèn là gì? Đường phèn làm từ gì? Hãy cùng Thuần mộc tìm hiểu thêm về tác dụng của đường phèn cũng như những rủi ro sức khỏe của loại đường này nếu sử dụng không đúng cách.

Đường phèn làm từ gì?

Đường phèn là dạng tinh thể lớn, có cấu trúc khá cứng. Đường phèn có thể được làm bằng nhiều loại đường khác nhau, bao gồm đường cát trắng, đường mía và đường nâu… Ở những nơi làm đường phèn thủ công, người ta có thể sử dụng những loại nguyên liệu tự nhiên như: mía, thốt nốt cây cọ,…

Thành phần dinh dưỡng của đường phèn

Thành phần dinh dưỡng của đường phèn không quá khác biệt so với đường cát trắng với nguồn năng lượng chủ yếu đến từ carbohydrates. Đường phèn bao nhiêu calo? So với đường tinh luyện, đường phèn ít calo hơn. Sau đây là một so sánh nhỏ giữ lượng calo và dinh dưỡng của hai loại đường này trên 5g (1 thìa cà phê):

Đường phèn

Lượng calo: 4,5 calo

Tổng Carbohydrate: 5,2g (2%DV)

  • Chất xơ 0g
  • Đường 5,2g

Canxi: 3,6mg (0% DV)

Sắt: 0,3mg (2% DV)

Đường cát trắng

Lượng calo: 19 calo

Natri: 0,1mg

Tổng Carbohydrate 4.9g (2%DV)

  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 4.9g

Ngoài nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể từ carbohydrate, đường phèn không chứa bất kỳ lượng vitamin hoặc khoáng chất nào đáng kể. Vậy với thành phần dinh dưỡng như thế, đường phèn có tác dụng gì cho sức khỏe tổng quát? Dưới đây là một số tác dụng của đường phèn:

3 tác dụng của đường phèn

1. Tác dụng của đường phèn: Giảm ho và đau họng

Theo Đông y, đường phèn lại có vị ngọt. Một số tác dụng của đường phèn có thể kể đến như: tính bình, giúp thanh nhiệt, bổ thận, sinh tinh. Y học cổ truyền thường sử dụng đường phèn trong các bài thuốc chữa đau đầu, trị nóng trong, ho khan ít đàm, xoa dịu cổ họng khi bị đau. Trong đó, bông khế chưng đường phèn và tắc chưng đường phèn là 2 bài thuốc trị ho – đau họng khá phổ biến.

Bông khế tươi chưng đường phèn

Nguyên liệu cần chuẩn gồm có: 1 ít hoa khế tươi; 3- 4 thìa đường phèn

Cách thực hiện món hoa khế tươi chưng đường phèn trị ho:

  • Đem hoa khế rửa sạch với nước muối. Đường phèn giã nhỏ.
  • Cho hoa khế, đường phèn vào chén thủy tinh vừa. Sau đó đem chưng cách thủy trong 30 phút.
  • Sau khi hoa chín mềm, gạn bỏ xác hoa, chắt lấy nước. Dự trữ trong hũ thủy tinh sạch để dùng dần.

Cách sử dụng: Mỗi lần uống 1/2 thìa. Mỗi ngày dùng 3 lần để giảm ho, tiêu đờm.

Tắc chưng đường phèn

Nguyên liệu gồm có: 500g tắc tươi; 200g đường phèn; 100 gram mật ong

Cách thực hiện món tắc chưng đường phèn có tác dụng trị viêm họng:

  • Tắc rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 30 phút, để ráo nước. Sau đó cắt thành từng lát mỏng. Bạn chú ý giữ lại hạt tắc, phần tinh dầu này sẽ giúp giảm ho hiệu quả hơn.
  • Cho tắc, đường phèn và mật ong vào chén thủy tinh, chưng trong 20-30 phút hoặc đến khi tắc của bạn chuyển sang màu vàng cam thì tắt bếp.

2. Tác dụng của đường phèn: Nguồn cung cấp năng lượng

Đường phèn có tác dụng gì? Đường phèn là một loại carbohydrate đơn giản, như: đường ăn, xi-rô, mật ong. Các loại carbohydrate đơn chuyển hóa nhanh chóng trong cơ thể. Chúng nhanh chóng bị phân hủy thành glucose sau khi tiêu thụ, gây ra sự tăng vọt nhanh chóng và giảm lượng đường trong máu.

Do đó, tác dụng của đường phèn, giống như đường ăn, là nguồn năng lượng nhanh chóng cho các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể.

3. Công dụng của đường phèn: Hương vị ngọt thanh và ít năng lượng

Tác dụng của đường phèn đến từ chính hương vị của nó. Đường phèn có vị ngọt nhẹ và thanh hơn so với lượng đường ăn tương đương. Vì vậy, thay thế đường tinh luyện bằng cùng một khối lượng tinh thể đường phèn có thể giúp bạn tiêu thụ lượng đường thấp hơn và tiêu thụ ít calo hơn.

Với hương vị thanh ngọt, đường phèn là sự lựa chọn tuyệt vời cho món tráng miệng giải nhiệt. Những món ăn với đường phèn thường có thanh mát và có hậu vị dễ chịu.

Lưu ý cần biết về đường phèn

Nhiều người tin rằng đường phèn tốt cho sức khỏe hơn đường cát trắng vì vị ngọt thanh của nó. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng đường phèn có những lợi ích sức khỏe khác biệt so với đường cát. Tiêu thụ quá nhiều đường phèn có thể dẫn đến nhiều vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.

Tác hại của đường phèn

Mặc dù tác dụng của đường phèn mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, về bản chất, đường phèn vẫn là một dạng khác của đường ăn. Chính vì thế, bạn cần thận trọng với lượng đường mình tiêu thụ. Ăn quá nhiều đường phèn có thể gây hại cho sức khỏe.

Ăn quá nhiều đường phèn có tác hại tương tự như khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung. Điều này có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Tác hại tiềm ẩn của đường phèn: Gây sâu răng

Ăn quá nhiều đường phèn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đường phèn không trực tiếp gây hại cho răng. Tuy nhiên nếu bạn không vệ sinh răng miệng sau khi ăn, các loại vi khuẩn ăn đường sẽ bám vào răng, và tạo lớp mảng bám.

Mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trên răng của bạn trong một thời gian dài. Vi khuẩn tạo ra axit ăn mòn men răng theo thời gian, gây sâu răng.

Nên ăn bao nhiêu đường phèn là đủ?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị không tiêu thụ quá 100 calo mỗi ngày từ đường bổ sung (khoảng 6 thìa cà phê hoặc 24 gam) đối với hầu hết phụ nữ trưởng thành; và không quá 150 calo mỗi ngày (khoảng 9 thìa cà phê hoặc 36 gam đường) đối với hầu hết nam giới.

Gợi ý những món ngon với đường phèn

Để tối đa hóa tác dụng của đường phèn, bạn nên kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày. Sau đây là một số gợi ý món ăn lành mạnh với đường phèn dành cho bạn:

Lê hấp đường phèn táo đỏ

Nguyên liệu

  • 50g đường phèn
  • 1 quả lê (gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn)
  • 5 quả táo đỏ (tách hạt, thái lát mỏng)
  • 1 nhánh gừng nhỏ (gọt vỏ, thái lát mỏng)

Cách làm món lê hấp đường phèn

  1. Lần lượt xếp các lớp lê, đường phèn, táo đỏ, gừng vào chén sành/ thủy tinh
  2. Chưng cách thủy trong 30 phút.

Chanh đào ngâm đường phèn mật ong

Nguyên liệu

  • 300 đường phèn
  • 500ml-800ml mật ong
  • 1 kg chanh đào (rửa sạch, ngâm muối, để ráo nước)

Cách làm chanh đào ngâm đường phèn

  1. Chanh đào cắt lát mỏng, bỏ hạt
  2. Chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch khô ráo. Sau đó, xếp lần lượt 1 lớp chanh đào, 1 lớp đường phèn và 1 lớp mật ong.
  3. Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo. Sau khi đường phèn đã tan đều, chanh đào đường phèn đã sẵn sàng để sử dụng.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tác dụng của đường phèn. Bạn hãy lưu ý rằng, đường phèn mặc dù ít ngọt và ít calo hơn so với đường tinh luyện. Nhưng về bản chất, đây vẫn là một dạng của đường. Nếu bạn sử dụng quá nhiều đường phèn bạn vẫn có nguy cơ nhận những tác động xấu đến từ đường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *