NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH CÚM A VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bệnh cúm A là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Đây là một bệnh khá lành tính và bệnh nhân có thể khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị thích hợp bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thông thường , những bệnh nhân mắc cúm A chỉ cần chăm sóc bằng những biện pháp cơ bản tại nhà là có khỏi bệnh trong khoảng thời gian 1 tuần. Tuy nhiên, đã xuất hiện nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng và gây lên nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Những trường hợp dễ gặp phải biến chứng cúm A

Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi: Đây là những trường hợp có sức đề kháng kém. Do đó, trẻ em và người già thường có nguy cơ cao mắc phải nhiều loại bệnh và đồng thời dễ gặp phải biến chứng khi mắc bệnh.

Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi cả bên ngoài lẫn bên trong. Nội tiết tố của chị em thay đổi rất nhiều, đồng thời mẹ bầu cũng bị suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vậy, cơ thể của thai phụ rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm virus cúm.

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ gặp biến chứng bệnh

Không chỉ dễ nhiễm bệnh mà thai phụ cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng của bệnh cúm (nhất là những biến chứng về phổi) hoặc thời gian khỏi bệnh cũng sẽ lâu hơn người bình thường. Nguyên nhân là do trong quá trình mang bầu, phụ nữ sẽ có nhu cầu oxy lớn hơn, trong khi hệ miễn dịch lại suy yếu và rất nhạy cảm với các loại vi khuẩn, virus.

Người có bệnh lý mạn tính, nhất là các bệnh về tim mạch, bệnh về đường hô hấp và những đối tượng người bị suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ nhiễm virus cúm A và gặp phải biến chứng của bệnh cũng sẽ cao hơn so với những người khỏe mạnh.

2. Biến chứng nguy hiểm của cúm A

Bệnh cúm A có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Viêm phổi nặng.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm xoang.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Phù não.
  • Tổn thương gan.
  • Sảy thai.
  • Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.
  • Một số trường hợp cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong..

Do mức độ nguy hiểm của những biến chứng mà bệnh cúm A gây ra, nếu thấy có các biểu hiện bất thường cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế tin cậy, tốt nhất là cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc

3. Phòng tránh biến chứng của cúm A

Để phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng cúm A, sau khi đã được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, đồng thời tiến hành cách ly để tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Những trường hợp bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh cúm A. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn nguy hiểm khi dịch cúm A đang bùng phát cùng với dịch sốt xuất huyết và dịch COVID-19. Chính vì thế, mỗi người nên chủ động phòng ngừa bệnh với những biện pháp sau:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa tác nhân gây hại cho cơ thể.
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
  • Vệ sinh mũi và họng hàng ngày bằng nước muối.
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi, người già, người có bệnh lý mạn tính, phụ nữ trước khi mang thai,…. nên tiêm phòng cúm hàng năm.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa bệnh

  • Không nên tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc người đã mắc bệnh.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh lây nhiễm bệnh.

Cúm A thường lây lan với tốc độ nhanh, đặc biệt đối với người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Trước tình trạng bệnh nhân cúm tăng bất thường thời điểm này. Để chủ động phòng chống cúm mùa, trong đó có cúm A, người dân cần thực hiện đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng phòng bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *