CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ VIÊM ĐƯỜNG RUỘT

Người bị viêm đường ruột nên ăn gì để giảm tải áp lực cho đường ruột và hệ tiêu hóa? Mời bạn tìm hiểu chế độ ăn cho người bị viêm đường ruột ở bài viết sau:

Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh viêm đường ruột (IBD) như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hay viêm túi thừa, bác sĩ có thể đưa ra một chế độ ăn gọi là ăn kiêng ít chất tồn dư, hay ăn kiêng hạn chế chất xơ. Đó là gì? Bạn sẽ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và sẽ cắt giảm những thức ăn khó tiêu ra khỏi chế độ ăn.

Chế độ ăn uống ít chất tồn dư là gì?

Đó là một chế độ ăn uống hạn chế các thực phẩm có nhiều chất xơ như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây tươi hoặc khô và các loại rau. “Tồn dư” là thức ăn không tiêu hóa hết bao gồm chất xơ tạo nên phân. Mục tiêu của chế độ ăn uống là đi tiêu ít và số lượng phân giảm đi. Điều đó sẽ làm giảm bớt các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, chướng khí và co thắt dạ dày.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng chế độ ăn uống này một thời gian ngắn khi đang bị nóng trong người hoặc khi hồi phục sau phẫu thuật. Tuy nhiên, đây không phải là một kế hoạch ăn uống chung cho tất cả mọi người mắc bệnh viêm đường ruột.

Hội chứng Crohn có thể làm cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn khó khăn hơn. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để chắc chắn chế độ ăn uống nào là phù hợp với bạn. Chuyên gia cũng có thể cho bạn bổ sung vitamin nếu cần.

Người mắc bệnh viêm đường ruột nên ăn gì?

Bị viêm ruột nên ăn gì để cung cấp tinh bột?

Bệnh nhân viêm ruột nên ăn:

  • Bánh mì trắng và bánh quy giòn không nhân, bánh mì nướng (không hạt)
  • Ngũ cốc nấu chín và bột yến mạch
  • Ngũ cốc lạnh, chẳng hạn như bỏng gạo hoặc bỏng ngô
  • Gạo trắng, mì ống.

Viêm đường ruột nên ăn trái cây gì?

Vỏ và hạt của nhiều loại trái cây và rau quả có chứa nhiều chất xơ, vì vậy bạn cần phải lột vỏ và tránh ăn hạt. Các loại rau quả sau đây rất tốt cho người mắc bệnh viêm ruột:

  • Măng tây, củ cải, đậu xanh, cà rốt, nấm, cải bó xôi, bí đao (không hạt) và bí ngô
  • Khoai tây nấu chín đã lột vỏ
  • Sốt cà chua (không hạt)
  • Chuối chín
  • Dưa hấu đỏ mềm
  • Dưa gang
  • Trái cây đóng hộp, được nấu chín không hạt hoặc đã được lột vỏ
  • Trái bơ.

Viêm đường ruột nên ăn gì để bổ sung chất đạm?

Các loại thịt động vật không có chất xơ. Bạn có thể ăn thịt bò, thịt cừu, thịt gà, cá (không xương) và thịt lợn, miễn là thịt nạc. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trứng.

Viêm đường ruột nên ăn gì để bổ sung chất béo?

Bệnh nhân bị viêm ruột vẫn có thể ăn các loại chất béo, nước chấm và gia vị bao gồm:

  • Bơ thực vật, bơ và dầu
  • Mayonnaise và nước sốt cà chua
  • Kem sữa
  • Nước sốt salad
  • Xì dầu
  • Thạch, mật ong và siro.

Viêm ruột nên ăn gì để tráng miệng?

Những món tráng miệng và đồ ăn nhẹ nếu ăn điều độ có thể chấp nhận được bao gồm:

  • Bánh bông lan và bánh quy
  • Gelatin, bánh pudding, bánh trứng custard, và nước hoa quả đông lạnh (ở các nhà hàng Tây hay gọi là nước uống sherbet)
  • Kem
  • Kẹo cứng
  • Bánh mì pretzel
  • Bánh xốp vani.

Bị đường ruột nên uống gì?

Bệnh nhân bị viêm ruột có thể dùng các thức uống bao gồm:

  • Cà phê, trà và đồ uống có ga không chứa caffeine (caffeine có thể làm dạ dày của bạn khó chịu)
  • Sữa
  • Nước ép rau quả đã lọc bỏ bã.

Bạn cũng có thể dùng sữa và các chế phẩm từ sữa ở một mức độ vừa phải. Sữa không có chất xơ nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy và chuột rút nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose (cơ thể không thể xử lý bơ sữa). Bạn có thể sử dụng bổ sung lactase hoặc ăn các sản phẩm không có lactose.

Viêm ruột kiêng ăn gì?

  • Các loại hạt, đậu, dừa trong bánh mì, ngũ cốc, các món tráng miệng và bánh kẹo
  • Các sản phẩm nguyên hạt gồm bánh mì, ngũ cốc, bánh quy giòn, mì pasta, gạo
  • Trái cây tươi hoặc sấy khô như mận, dâu, nho khô, quả sung và dứa
  • Hầu hết các loại rau quả sống
  • Một số loại rau nấu chín bao gồm đậu Hà Lan, bông cải xanh, bí mùa đông, cải bắp, ngô (và bánh mì ngô), hành tây, súp lơ, khoai tây có vỏ và đậu nướng
  • Đậu, đậu lăng, đậu phụ
  • Thịt với xương sụn
  • Phô mai làm từ hạt, các loại hạt hoặc trái cây
  • Bơ đậu phộng có hạt, các loại mứt hoặc các chất bảo quản
  • Dưa muối, ô liu, dưa cải bắp và cải ngựa
  • Bắp rang bơ
  • Nước trái cây có hạt hoặc còn xơ, nước ép mận hoặc lê.

Bạn nên bắt đầu chế độ ăn như thế nào?

Cơ thể mỗi người khác nhau. Trên thực tế, nhiều người mắc viêm ruột vẫn có thể ăn được một số món nằm trong danh sách KIÊNG ở trên. Vì vậy, để biết mình hấp thụ tốt món nào, bạn hãy sắm một cuốn nhật ký thực phẩm trong vài tuần, theo dõi những gì bạn ăn và ghi lại món nào là phù hợp với mình.

Nếu bạn thích ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây tươi và rau quả thì việc chuyển sang chế độ ăn uống hạn chế chất xơ sẽ có đôi chút khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn không ngại đồ hộp hoặc các món mặn, bạn sẽ có thể thực hiện chế độ này thành công đấy.

Cuối cùng, bạn hãy hỏi cặn kẽ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với thể trạng và tình trạng bệnh viêm ruột của bạn.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Bạn nên ăn bao nhiêu chất xơ là đủ?
  • 6 dưỡng chất “vàng” cho những ai bị thoát vị đĩa đệm
  • Detox bằng cách làm sạch ruột già có cần thiết

Viêm đường ruột nên ăn gì và kiêng gì? Thuần mộc hy vọng bài viết đã giúp bạn có câu trả lời để kiểm soát triệu chứng bệnh.

>>>Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *