Viêm amidan mạn tính có nguy hiểm và cần phải cắt hay không? Bệnh có gì giống và khác với viêm amidan cấp tính thông thường? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau từ Thuầnmộc.vn
Viêm amidan mạn tính là bệnh gì?
Viêm amidan mạn tính là gì? Viêm amidan mạn tính có nguy hiểm không? Đây là tình trạng amidan bị nhiễm trùng dai dẳng, tái phát lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể hình thành các túi nhỏ (nang) trong amidan và chứa nhiều vi khuẩn. Sỏi amidan (bã đậu amidan) thường xuất hiện trong các nang này, có màu trắng hoặc vàng, chứa một lượng lớn sulfa nếu vỡ ra sẽ gây hôi miệng do mùi trứng thối đặc trưng. Sỏi amidan cũng làm người bệnh có cảm giác vướng cổ họng, khó nuốt, nuốt đau, khi này gọi là viêm amidan mạn tính hốc mủ.
Khác với viêm amidan thông thường, tỉ lệ trẻ bị viêm amidan mạn tính không cao bằng thanh thiếu niên và người lớn.
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan mạn tính là gì?
Các dấu hiệu viêm amidan mạn tính phổ biến là:
- Đau họng
- Các hạch bạch huyết ở cổ sưng to và gây đau
- Amiđan phì đại
- Mắc chứng hôi miệng, thường do tình trạng viêm amidan mạn tính có hốc mủ bã đậu
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Viêm amidan mạn tính có nguy hiểm không? Nếu tình trạng đau họng không thuyên giảm kèm theo sốt cao, yếu cơ, cứng cổ… người bệnh cần đến bệnh viện, phòng khám ngay để điều trị.
Nguyên nhân gây viêm amidan mạn tính là gì?
Tình trạng bệnh là do viêm amidan cấp tính không được điều trị đầy đủ, tái phát thường xuyên. Nguyên nhân tương tự như viêm amidan thông thường là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra, chẳng hạn như:
- Vi khuẩn Streptococcus (strep)
- Virus cúm
- Parainfluenza (viêm họng do virus)
- Adenovirus
- Epstein-Barr
- Herpes simplex
- Enterovirus
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mạn tính bao gồm:
- Thay đổi hoặc suy giảm chức năng miễn dịch
- Gia đình có tiền sử viêm amidan hoặc dị ứng
- Nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
- Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ
Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa trên thăm khám cổ họng. Bác sĩ cũng có thể nuôi cấy vi trùng từ mẫu bệnh phẩm bằng cách phết nhẹ mặt sau của cổ họng. Bệnh phẩm nuôi cấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm họng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm amidan mạn tính?
Điều cần lưu tâm trong bước đầu điều trị tình trạng viêm amidan tái phát hay mạn tính bao gồm uống đủ nước và kiểm soát cơn đau bằng các thuốc không cần toa như paracetamol, ibuprofen, kẹo ngậm hoặc thuốc xịt.
Viêm amidan mạn tính có nguy hiểm không? Viêm amidan mạn tính khi nào cần cắt bỏ amidan? Nếu bệnh viêm amidan mạn tính thường xuyên tái phát, đặc biệt với tần suất cao lên đến 5–7 đợt viêm amidan mỗi năm hoặc tình trạng bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ có thể đề xuất cắt amidan nhằm giảm các cơn đau họng và việc phải sử dụng thuốc kháng sinh, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, công việc và học hành của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ đầy đủ trước khi quyết định can thiệp ngoại khoa.
Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa viêm amidan mạn tính
Thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn cải thiện và phòng ngừa tình trạng bệnh viêm amidan mạn tính:
- Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể tập trung năng lượng chống lại nhiễm trùng
- Uống nhiều nước giúp họng không bị khô và giảm khó chịu, đặc biệt là khi cơ thể có tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh nên dùng thức uống ấm, không có caffeine.
- Súc miệng với nước muối vài lần trong ngày, giúp sát khuẩn, giảm cảm giác khó chịu
- Sử dụng máy tạo ẩm không khí nhằm giảm bớt kích ứng do không khí khô. Tuy nhiên cần vệ sinh máy thường xuyên, tránh nấm mốc phát triển
- Không hút thuốc lá và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi
- Giảm đau, hạ sốt bằng các thuốc không kê toa
- Giữ vệ sinh cá nhân, không dùng chung thức ăn, nước uống, các vật dung cá nhân với người khác
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh đường hô hấp, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.