Các đốm nám thâm sạm khiến làn da xuống sắc và lộ rõ nhiều khuyết điểm chắc hẳn là “nỗi khổ” của không ít chị em. Các cách trị nám da mặt lâu năm hiện nay vẫn còn gặp nhiều thách thức, do nám da vẫn có thể thường xuyên tái phát trở lại sau khi trị liệu.
Vì thế, việc kết hợp các liệu pháp điều trị dựa vào các yếu tố gây bệnh sẽ hứa hẹn mang lại kết quả lâm sàng khả quan. Hãy cùng Thuần mộc tìm hiểu những cách trị nám da lâu năm ngay trong bài viết sau!
1. Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tối thiểu
Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc thoa kem chống nắng để ngăn ngừa tình trạng nám da thêm trầm trọng hơn. Bạn nên chọn loại kem chống nắng có độ quang phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên, kết hợp cùng với các biện pháp mặc quần áo chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ sẽ giúp làn da được bảo vệ tốt nhất.
2. Các liệu pháp điều trị nám da
✧ Mức độ nám hay tàn nhang nhẹ
- Dùng Hydroquinone
Đối với những bệnh nhân gặp tình trạng nám hay tàn nhang ở mức độ nhẹ, kem hydroquinone được xem là liệu pháp đầu tay để giảm sắc tố trên da. Theo nghiên cứu 2021, tần suất sử dụng kem hydroquinone chỉ nên từ 1 hoặc 2 lần mỗi ngày, trong vòng từ 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, nếu vấn đề nám da vẫn chưa được cải thiện thì bạn nên ngừng sử dụng hoạt chất.
Điều cần thiết là bạn nên thoa hydroquinone lên toàn bộ vùng da mặt để ngăn ngừa sắc tố không đồng đều và kết hợp với kem chống nắng, để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV gây tăng sắc tố da. Các bác sĩ khuyến cáo nên ngừng điều trị sau thời gian này vài tháng trước khi bắt đầu lại để giảm nguy cơ tác dụng phụ.
Các loại thuốc hydroquinone có nồng độ 2% thường không cần kê đơn, tuy nhiên với nồng độ hydroquinone 4% thì phải cần được bác sĩ chỉ định. Hydroquinone thường có trong 1 số sản phẩm sau như: kem dưỡng, emulsion, gel, dung dịch.
Cơ chế tác dụng của hydroquinone là ức chế sự chuyển đổi của tyrosine thành melanin, thông qua ức chế cạnh tranh tyrosinase. Sự ức chế tổng hợp DNA và RNA của các tế bào melanin và gia tăng sự phân hủy melanosome cũng tác động vào cơ chế hoạt động của hydroquinone.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp 1 số tác dụng phụ khi sử dụng hydroquinone như: kích ứng da, ngứa ngáy da, viêm da tiếp xúc dị ứng, ban đỏ, tăng sắc tố da sau viêm, giảm sắc tố da,.. Bên cạnh đó hydroquinone là chất chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần này.
- Cách trị nám da mặt lâu năm bằng axit azelaic
Đối với những bệnh nhân dị ứng với hydroquinone, axit azelaic cũng được sử dụng như liệu pháp đầu tay thay thế để điều trị nám bằng cách ức chế tyrosinase, chống tăng sinh và gây độc tế bào trên một số dòng tế bào khối u trong ống nghiệm. Trong 1 số các thử nghiệm, kem azelaic acid 20% đã được chứng minh hiệu quả tương đương với kem hydroquinone 4%.
- Axit kojic
Axit kojic có công dụng ức chế tyrosinase bằng cách chelat hóa đồng tại vị trí hoạt động của enzym. Tuy ở dạng đơn trị liệu sẽ kém hiệu quả hơn hydroquinone, những bệnh nhân không dung nạp được hydroquinone nên cân nhắc dùng axit kojic để trị nám thay thế.
- Niacinamide
Niacinamide là một dạng hoạt động sinh lý của niacin hay vitamin B3. Thành phần này giúp ngăn chặn việc chuyển các melanosome từ tế bào hắc sắc tố sang tế bào sừng. Ngoài ra, niacinamide còn có công dụng chống viêm, đồng thời tăng sinh tổng hợp ceramides, từ đó giúp tăng cường các lipid lớp sừng khác với chức năng hàng rào tính thấm biểu bì.
✧ Mức độ nám tàn nhang từ vừa đến nặng
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả trị nám tối đa được ghi nhận khi sử dụng hydroquinone như một liệu pháp kết hợp với retinoid và corticosteroid. Vì thế, nên được ưu tiên sử dụng hơn kem hydroquinone 4% dùng để điều trị ban đầu. Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp các thuốc trị nám khác cần phải có chỉ định từ bác sĩ da liễu. Sử dụng kem bộ ba nên được kiên trì tiếp tục trong vòng từ 2-4 tháng.
- Retinoids
Retinoids tại chỗ (tretinoin, adapalene và tazarotene) giúp cải thiện tình trạng nám da bằng cách thúc đẩy sự luân chuyển các tế bào sừng.
- Corticosteroid
Corticosteroid tại chỗ có khả năng ức chế trực tiếp hình thành các hắc sắc tố bằng việc giảm sản xuất các chất trung gian gây viêm, cụ thể là prostaglandin và leukotrienes.
3. Liệu pháp hàng thứ 2
Nếu các bệnh nhân không đáp ứng được cách điều trị nám da mặt lâu năm nêu trên, peel da và axit tranexamic dạng uống sẽ là liệu pháp điều trị hàng thứ 2 thay thế.
- Peel da: cách trị nám da mặt lâu năm tại nhà bằng peel da thường bao gồm axit glycolic, axit alpha-hydroxy (AHA), axit salicylic, vỏ Jessner và axit trichloroacetic. Thực hiện peel da đều đặn từ 5-6 lần trong vòng 2-4 tuần được xem là cách trị nám da mặt khá hiệu quả. Mặc dù vậy, số lần peel da phù hợp còn tùy thuộc vào nồng độ và hoạt chất peel. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để biết tần suất peel da phù hợp. Peel da có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm: nhiễm trùng da, sẹo (mặc dù hiếm khi xảy ra khi peel da bề mặt), dị ứng, nổi mụn thịt, mụn trứng cá, xuất hiện ban đỏ hoặc thay đổi sắc tố da.
- Acid tranexamic dạng đường uống: là một chất cầm máu, và là chất dẫn xuất tổng hợp của lysine, có khả năng ngăn plasminogen liên kết với các thụ thể của nó tạo thành tế bào sừng. Điều này sẽ làm giảm hoạt động của plasmin do tia UV gây ra trên da. Khi dùng với chỉ định điều trị nám da, hiệu quả của acid tranexamic là 500mg mỗi ngày, với liều lượng 1 ngày 2 lần. Tuy nhiên, nguy cơ bị tăng sắc tố da sau khi ngưng thuốc vẫn có thể xảy ra. Một số tác dụng phụ do sử dụng thuốc như: đầy bụng, nhức đầu, ù tai, kinh nguyệt không đều và một số ít người còn gặp tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu.
4. Liệu pháp hàng thứ 3
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị tại chỗ hay peel da, laser và liệu pháp ánh sáng được xem là cách trị nám da mặt lâu năm hàng thứ 3. Đối với những người có làn da sẫm màu, việc sử dụng tia laser hoặc các nguồn sáng phải nên hết sức cẩn thận và thật thận trọng do nguy cơ tăng sắc tố sau viêm.
Tình trạng tăng sắc tố da hoặc giảm sắc tố lốm đốm có thể trầm trọng hơn do điều trị bằng laser. Vì thế, bạn cần kết hợp thêm các biện pháp chống nắng nhằm tránh phản xạ tăng tạo sắc tố da. Ngoài ra, laser và liệu pháp ánh sáng không phải là phương pháp điều trị nám da mặt một cách dứt điểm.
Đồng thời, tái phát nám da còn có thể dẫn đến tình trạng hình thành sắc tố đậm hơn. Điều này có thể không phù hợp với việc điều trị tiếp theo. Vì thế, bác sĩ lâm sàng thường tư vấn cho bệnh nhân tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị để giảm nguy cơ tái phát nếu áp dụng phương thức này.
5. Điều trị nám da mặt duy trì và ngăn ngừa tái phát
Để ngăn ngừa tái phát nám da, các phương pháp thường quy bao gồm: thường xuyên thoa kem chống nắng có độ quang phổ rộng và và các chất làm sáng da không hydroquinone.
Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng ngắt quãng kem hydroquinone 4% hoặc kem bộ ba 2 lần mỗi tuần để đạt độ thanh thải sắc tố.
Trên đây là các cách trị nám da mặt lâu năm tùy theo từng mức độ tổn thương da. Các biện pháp khắc phục nám da lâu năm còn gặp nhiều thách thức do người bệnh vẫn có thể gặp tác dụng phụ hoặc bệnh có nguy cơ tái phát. Do đó, trị nám da cho người bệnh cần phải dựa trên nền tảng là tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chống nắng theo chỉ định của bác sĩ. Điều này nhằm tránh các yếu tố kích hoạt và nguy cơ gây nám da.