CÁCH TRỊ MỤN, THÂM, SẸO HỮU HIỆU

Những ai đã và đang bị mụn trứng cá đều thấm thía điều này: mụn mang đến cho họ sự khó chịu một, thì thâm sẹo mụn để lại nỗi khó chịu gấp hàng chục lần. Có những vết sẹo mụn ở dạng nhẹ, gọi là vết thâm, sẽ tự lành sau một thời gian. Song không ít người bị tình trạng sẹo mụn nặng hơn – sẹo lồi hoặc sẹo lõm – là loại sẹo cực kỳ khó trị. Chính vì thế, để không bị những “kẻ khó ưa” này gây phiền toái sau khi trị hết mụn, bạn cần hiểu rõ từng loại sẹo mụn cũng như cách đối phó với chúng.

Nguyên nhân hình thành thâm sẹo

Có 5 tác nhân chủ yếu gây ra thâm sẹo:

  1. Chăm sóc da mụn sai cách

Mụn xuất hiện là do thay đổi nội tiết tố, lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu nhờn và vi khuẩn. Khi đó, nếu bạn không có chế độ chăm sóc hợp lý, mụn sẽ dễ bị viêm, sưng và có mủ. Sau khi mụn xẹp sẽ để lại sẹo thâm. Màu sắc của nó tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm nặng hay nhẹ.

Chăm sóc da mụn sai cách tức là bạn không làm sạch da, giữ cho da không thông thoáng, không dùng sữa rửa mặt cũng như không bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời. Sai lầm này sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn sinh sôi, tạo ra mụn và sẹo thâm.

  1. Tự ý nặn mụn

Các chuyên gia da liễu đều khuyên bạn không nên nặn mụn. Thứ nhất, khi nặn mụn bằng tay hoặc dụng cụ chưa khử trùng, bạn đã vô tình đưa vi khuẩn lên vùng da mụn, khiến mụn viêm nặng hơn. Thứ hai, nếu bạn nặn được nhân mụn, chúng sẽ bắn ra xung quanh gây nhiễm trùng. Cuối cùng, nặn mụn còn gây kích ứng vùng da đang bị viêm, tăng số lượng tế bào máu ở vị trí bị tổn thương rồi gây ra thâm, sẹo.

  1. Mụn tái đi tái lại

Thời gian đầu, mụn chỉ là những nốt nhỏ ở thể nhẹ, nhưng nếu bạn chăm sóc sai cách, các tác nhân gây mụn sẽ tiếp tục “hoành hành”, khiến mụn ngày càng nặng thêm. Chúng ăn sâu vào bên trong da, gây nên những vết thâm khó có thể chữa lành.

  1. Mụn bị viêm nhiễm

Những người bị mụn viêm nặng trong thời gian dài, nếu không được can thiệp kịp thời, sẽ dễ dẫn đến hình thành sẹo thâm, sẹo lõm sau mụn.

  1. Làn da nhạy cảm cũng dễ bị thâm sau mụn

Làn da dầu bẩm sinh thường bị mụn ghé thăm. Tương tự, những làn da nhạy cảm cũng dễ dàng bị kích ứng khi gặp vi khuẩn, bụi bẩn, từ đó sinh ra mụn. Mà ở làn da nhạy cảm, sẹo thâm càng dễ hình thành.

Làm sao để giảm thiểu tình trạng thâm sẹo sau mụn?

– Muốn không bị thâm sẹo sau mụn, trước tiên bạn phải kiểm soát tốt những đốm mụn ngay khi nó vừa xuất hiện. Bạn không nên tự ý nặn mụn vì như vậy có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, khiến tình trạng da trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên hiểu rõ loại da của mình để từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp.

– Thoa kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng. Đeo kính râm, khẩu trang khi ra đường nhằm tránh vi khuẩn, khói bụi tiếp xúc trực tiếp với da.

– Có chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Uống đủ lượng nước để giảm nguy cơ gây mụn.

– Sinh hoạt điều độ, không thức khuya, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục sẽ khiến các nốt mụn không có cơ hội phát triển.

– Nếu bị tình trạng mụn nặng, gây nên sẹo lõm sâu khó có thể sử dụng các biện pháp thông thường, bạn tham khảo thêm các phương pháp trị thâm sẹo như sản phẩm chứa hoạt chất alpha hydroxy axit, axit salicylic, axit lactic, retinoid… Hoặc cũng có thể tiêm chất làm đầy hoặc, tái tạo bề mặt da bằng laser hoặc lăn kim.

– Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn, thâm, sẹo ngay khi mụn bắt đầu len lỏi trên làn da của bạn. Bạn cũng đừng chờ đến khi mụn đi, thâm sẹo kéo đến mới tìm cách làm hết thâm, liền sẹo. Hãy áp dụng song song việc trị cả mụn, thâm, sẹo.

Mụn là tình trạng mà ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, nếu biết rõ nguyên nhân cũng như một số cách ngăn ngừa thâm sẹo do mụn, bạn sẽ không cần quá lo lắng về tình trạng này nữa. Hãy nhớ rằng, bạn tốt nhất nên chăm sóc da ngay khi thấy mụn xuất hiện, đừng chờ đến khi có thâm sẹo mới bắt đầu xử lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *