Nếu như vào ban đêm da được thư giãn và tái tạo nhanh hơn thì ban ngày da mặt ở chế độ bảo vệ tốt nhất. Việc chăm sóc da mặt ban ngày cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ các sản phẩm và thiết bị trên thị trường. Dưới đây là quy trình chăm sóc da mặt ban ngày được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng.
1. Các bước chăm sóc da mặt
1.1. Bước 1: Làm sạch da
Để tối đa hóa các bước chăm sóc da, bước làm sạch da vô cùng quan trọng, nhất là đối với ai thường xuyên phải trang điểm. Bạn nên sử dụng dầu hoặc nước tẩy trang trước. Sau đó, rửa mặt lại một lần nữa với sữa rửa mặt dạng gel tạo bọt để loại bỏ các cặn bẩn. Để rửa sạch mặt, chị em nên sử dụng khăn rửa mặt bằng sợi nhỏ loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
Tiếp theo, làm sạch mặt một lần nữa bằng gel ít tạo bọt, không chứa sulfat và các thành phần dưỡng ẩm. Những thành phần này sẽ không làm khô da.
Mỗi loại da như: da dầu, da khô, da hỗn hợp thiên khô, da hỗn hợp thiên dầu sẽ có những sản phẩm rửa mặt khác nhau. Nhằm đem lại hiệu quả làm sạch và hạn chế tổn thương da nhất có thể.
1.2. Bước 2: Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da và giúp đảm bảo các sản phẩm ở bước sau được da mặt hấp thụ tốt nhất. Có một số loại tẩy tế bào chết khác nhau như:
- Tẩy tế bào chết vật lý bao gồm các sản phẩm: tẩy tế bào chết trên da mặt, dụng cụ mài da vi điểm tại nhà hoặc lưỡi bào da.
- Tẩy tế bào chết hóa học như lactic, glycolic giúp hòa tan các tế bào da chết.
Để có làn da mặt lý tưởng tại nhà, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng cả sản phẩm tẩy da chết vật lý và hóa học. Trước tiên hãy bắt đầu với sản phẩm tẩy da chết hóa học. Sau khi để nó trong vòng 10 phút hoặc lâu hơn, chuyên gia khuyên tiếp tục tẩy tế bào chết vật lý để đảm bảo đã loại bỏ các tế bào da chết.
Những người có làn da dầu có thể tẩy tế bào chết bốn hoặc năm lần mỗi tuần. Nữ giới sở hữu làn da khô hơn nên tẩy tế bào chết ít hơn nhiều, khoảng một lần một tuần.”
1.3. Bước 3: Xông hơi
Sau khi tẩy tế bào chết, bạn nên xông hơi da mặt. Dưới tác động của nhiệt trong xông hơi sẽ giúp giãn nở nhẹ các lỗ chân lông. Điều này làm cho mụn đầu đen tự chồi lên trên bề mặt da. Xông hơi cũng giúp làm tăng lưu lượng máu đến da và cấp ẩm cho da mặt. Quá trình này chỉ nên thực hiện trong 5–10 phút. Kéo dài thời gian xông hơi sẽ tăng nguy cơ bị mất nước.
1.4. Bước 4: Nặn mụn
Nếu đang có ý định tự nặn mụn đầu đen, bạn phải thực hiện đúng cách để ngăn ngừa tổn thương cho da và lỗ chân lông. Nữ giới cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nặn mụn đầu đen và rửa tay bằng xà phòng trước khi nặn.
1.5. Bước 5: Đắp mặt nạ
- Mặt nạ dạng gel: Sản phẩm có tác dụng làm mát và dịu da. Phù hợp với mọi loại da – đặc biệt là những người bị mẩn đỏ và bệnh rosacea.
- Mặt nạ đất sét: đặc biệt tốt cho da nhờn và lỗ chân lông bị tắc. Đất sét giúp hút các tạp chất ra khỏi da.
- Mặt nạ dạng kem thường có độ sệt. Chúng rất tốt cho các loại da khô, cần nhiều lipid, dầu và các thành phần nuôi dưỡng.
- Mặt nạ giấy thường ở dạng gel, nhiều nước rất phù hợp cho các loại da khô.
Bạn cũng có thể tự làm một mặt nạ chất lượng tại nhà với các nguyên liệu từ tự nhiên như sữa chua, mật ong, bột yến mạch, bơ và đu đủ.
Mỗi loại da sẽ có các dạng mặt nạ tương ứng. Tuy vậy, cho dù bạn dùng loại mặt nạ nào thì cũng hãy giữ nguyên trong 10–20 phút, sau đó lấy khăn ẩm lau sạch.
1.6. Bước 6: Điều trị
Serum là sản phẩm hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về da như nếp nhăn, tăng sắc tố. Serum chứa các thành phần hoạt tính như niacinamide, chất chống oxy hóa, peptide, vitamin A, C và E, và thậm chí cả retinol tại chỗ.
- Đối với trường hợp bị tăng sắc tố, chị em nên lựa chọn serum chứa vitamin C.
- Đối với da khô, bị đỏ hoặc bong tróc, bạn có thể hãy thử serum có peptide và niacinamide.
- Đối với nếp nhăn, serum hiệu quả nhất với retinols hoặc phyto-retinol.
1.7. Bước 7: Dưỡng ẩm
Sau khi thoa serum, hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm để khóa lại tất cả các bước dưỡng da trên. Tương tự, mỗi loại kem dưỡng ẩm sẽ phù hợp với các loại da khác nhau.
- Da dầu nên chọn một loại kem dưỡng da nhẹ
- Da khô có thể thử một loại kem dưỡng ẩm có thành phần dưỡng ẩm nhiều hơn.
1.8. Bước 8: Sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng cần được bôi ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài trời, vì kem chống nắng phải mất một thời gian để kích hoạt. Những ai có làn da sẫm màu càng cần sử dụng chống nắng nhiều hơn vì tình trạng tăng sắc tố.
1.9. Bước 9: Massage
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn có thể dành mấy phút để massage. Bước vừa mang lại cảm giác thư giãn vừa giúp tăng cường lưu thông máu. Theo nhiều nghiên cứu, massage da mặt còn làm giảm sự xỉn màu và kích ứng da.
Tuy nhiên, bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi massage để ngăn ngừa sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn lên mặt. Có thể gây ra tình trạng viêm lỗ chân lông, mụn trứng cá,…
Cuối cùng, “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” nếu mắt có quầng thâm đen sẽ nhìn bạn rất thiếu sức sống. Do đó, bạn cần sử dụng một ít kem dưỡng mắt.
Với những sản phẩm phù hợp và các bước thực hiện đúng theo trình tự, chị em hoàn toàn có thể tự tin có cho mình một làn da mặt căng mịn, chất lượng như hiệu quả tại spa.
2. Những thực phẩm cần tránh để tăng cường chăm sóc da mặt
Ngoài việc chăm sóc da bằng các loại dược mỹ phẩm thì chị em cũng cần tránh một số loại thực phẩm để tăng hiệu quả chăm sóc da cao hơn, một số loại thực phẩm bao gồm:
- Nước chanh: Nó có chứa axit xitric và có thể gây ra các đốm đen xuất hiện trên da mặt sau khi phơi nắng. Nước chanh cũng gây khô và kích ứng da.
- Baking soda: Ở độ pH 8, baking soda sẽ gây khó chịu cho da, làm giảm đáng kể lượng nước trong da và gây khô da.
- Tỏi: Tỏi có thể gây dị ứng da, chàm, viêm da và nổi mụn nước.
- Kem đánh răng: Sản phẩm có tác dụng loại bỏ vi khuẩn. Nhưng thành phần trong kem đánh răng có khả năng hút dầu gây ra tình trạng khô, kích ứng da.
- Vitamin E: Bôi vitamin E tại chỗ có thể gây kích ứng da.
Các thành phần trên vốn rất tự nhiên và an toàn nhưng chúng có thể gây hại cho da mặt. Bạn có thể chủ quan khi không nhận thấy các tác dụng phụ của các sản phẩm này nhưng chúng sẽ gây ra tổn thương chậm hoặc lâu dài.
Nguồn tham khảo: .cosmopolitan.com, healthline.com