Nhiều người bị viêm xoang do dị ứng hay do cảm cúm thông thường. Áp lực viêm xoang gây nghẹt mũi. Khi xoang bị ứ đọng dịch, bạn sẽ bị viêm và đau đầu, mũi và mặt.
Xoang đi theo cặp và thường xuất hiện ở:
- Trán
- Giữa mắt và mũi
- Xương hàm trên, ở má
- Xương bướm, sau mắt và dọc sau đầu.
Thuanmoc.vn sẽ mách bạn các cách giảm viêm xoang tại nhà dưới đây!
Cách chữa trị
7 cách chữa trị tại nhà
Ngoài những loại thuốc thì các liệu pháp tự nhiên tại nhà cũng giúp giảm áp lực xoang.
1. Xông hơi
Không khí khô và xoang khô có thể gia tăng áp lực xoang và gây đau nhói đầu. Hơi nước tăng độ ẩm không khí, giúp làm ẩm ống xoang và hòa tan dịch nhầy tích tụ lâu ngày.
Dùng khăn nóng và hít hơi nước ấm giúp giảm áp lực. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm để chữa trị lâu dài.
Bạn có thể thêm dầu bạch đàn vào bồn tắm để tăng tốc độ hồi phục. Bạch đàn có chứa cineole, một thành phần được biết đến giúp nhanh chóng chữa bệnh viêm xoang cấp. Dầu bạch đàn cũng giúp làm giảm nghẹt mũi và làm sạch đường thở của bạn.
2. Dùng bình xịt nước muối
Phương pháp chữa trị phổ biến cho áp lực xoang và xung huyết là nước muối. Nước muối làm tăng độ ẩm trong mũi và giảm áp lực xoang. Bạn có thể mua bình xịt ở các nhà thuốc, hoặc tự làm bằng baking soda, nước cất và muối không iot.
3. Nghỉ ngơi
Một giấc ngủ ngủ tốt giúp cơ thể tự hồi phục. Giác ngủ kích thích não tiết ra các hormone tăng trưởng mô. Ngoài ra khi nghỉ ngơi, cơ thể sản sinh nhiều bạch cầu cần thiết chống lại virus và các vi khuẩn.
Bạn cần tránh các hoạt động hay thức uống kích thích trước khi ngủ. Nghỉ ngơi giúp giảm áp lực xoang, tăng thời gian hồi phục và giúp bạn khỏe khoắn.
4. Gối cao đầu khi ngủ
Ngủ giúp tự hồi phục và tư thế ngủ giúp giảm nhẹ triệu chứng xoang. Nếu bạn nằm ngủ không gối sẽ làm tăng dịch nhầy và làm gián đoạn giấc ngủ. Nằm trên gối khi ngủ giúp ngăn ngừa tích tụ dịch nhầy và giúp hít thở dễ dàng hơn.
5. Mất nước
Mất nước làm khô lỗ mũi và tăng áp lực lên mặt. Hãy cung cấp đủ nước nếu bạn cảm thấy mệt mỏi. Nước giúp làm giảm tắc nghẽn trong xoang.
Ngoài nước, bạn nên cung cấp thêm các thực phẩm bao gồm:
- Súp
- Nước đá
- Trà
- Rau củ và trái cây nhiều nước.
6. Kỹ thuật thư giãn
Áp lực xoang gây nhức đầu, mặt và cổ. Liệu pháp điều trị bằng phản xạ sinh học (một kỹ thuật đào tạo con người cải thiện sức khỏe của họ bằng cách kiểm soát các hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức) có thể làm giảm áp lực này.
Phương pháp này đã thành công trong việc giảm đau đầu, kết hợp các bài tập thở sâu và thiền để đạt được sự thư giãn và giảm đau. Yoga, thiền và các kỹ thuật khác giúp giảm đau và áp lực từ viêm xoang hiệu quả.
7. Tập luyện
Tương tự yoga, tập luyện làm giảm áp lực xoang. Các hoạt động thể chất giúp gia tăng vòng tuần hoàn máu và giảm xung huyết để hít thở dễ dàng. Mặc dù bạn cảm thấy khó chịu nếu hoạt động khi bị bệnh, nhưng chúng giúp cải thiện thời gian phục hồi và tăng khả năng hồi phục hiệu quả.
Tổng quan
Tăng áp lực xoang có thể gây đau và khó chịu. Ngoài ra, sử dụng các phương pháp truyền thống như giảm xung huyết và giảm đau, thuốc gia truyền cũng giúp tăng khả năng phục hồi.
Nếu bạn vẫn còn những triệu chứng sau một tuần, hoặc chúng bắt đầu tệ hơn, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nghiêm xoang trọng hơn và cần dùng thuốc kháng sinh theo quy định.
Các bài viết của Thuanmoc.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.