ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI TÌNH TRẠNG VIÊM DA QUANH MÓNG

Vùng da xung quanh móng tay, móng chân là nơi vi khuẩn, nấm rất dễ sinh sôi và phát triển nếu bạn không quan tâm vệ sinh sạch sẽ. Hiện nay, nhiều người vẫn tỏ ra khá chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị bệnh viêm quanh móng. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sinh hoạt?

1. Tìm hiểu về hiện tượng viêm quanh móng

1.1. Viêm quanh móng tay, móng tay

Chắc hẳn chúng ta đều không cảm thấy quá xa lạ với tình trạng viêm nhiễm xảy ra xung quanh móng tay, móng chân. Đây là một trong những căn bệnh nhiễm trùng ngoài da thường gặp và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Theo các bác sĩ, tình trạng viêm quanh móng xảy ra do sự tấn công của một số loại vi khuẩn và nấm, có thể kể đến là Staphylococcus, Streptococcus hoặc Candida,… Chúng thường tấn công qua những vết trầy xước, vết thương hở nằm gần móng tay, móng chân.

Tình trạng viêm quanh móng xảy ra khá phổ biến

Căn bệnh này có thể biểu hiện dưới hai dạng, đó là cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh phát triển ở dạng mạn tính, tình trạng viêm nhiễm kéo dài mãi không thuyên giảm, sức khỏe của bạn chịu nhiều tác động xấu. Thậm chí, bệnh có thể diễn biến tồi tệ hơn, vùng da quanh móng tay, móng chân có thể xuất hiện mụn mủ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao mọi người không nên chủ quan khi phát hiện quanh móng tay, móng chân đang có dấu hiệu viêm nhiễm.

1.2. Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm quanh móng

Trên thực tế, các triệu chứng viêm nhiễm quanh móng khá dễ phát hiện, mọi người nên để ý, chủ động đi khám và điều trị kịp thời. Tất cả bệnh nhân khi bị viêm xung quanh móng sẽ thấy móng tay, móng chân của mình đột nhiên trở nên sưng tấy và có cảm giác đau, khó chịu. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm đã bắt đầu xuất hiện, nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Vùng da viêm xung quanh móng thường sưng đỏ và tạo cảm giác đau nhức

Đặc biệt, vùng viêm nhiễm là nguyên nhân khiến móng tay, móng chân của bạn thay đổi hình dạng, chúng có xu hướng nhô lên thay vì bằng phẳng như bình thường. Ngoài ra, mọi người hãy để ý sự thay đổi màu sắc của móng viêm sang màu xám đậm, màu vàng hoặc ngả đen, vùng da xung quanh có dấu hiệu bong tróc khá nghiêm trọng.

Khi bị viêm quanh móng, chỉ cần bạn chạm nhẹ vào khu vực này sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu vô cùng. Nhiều người do không biết cách chăm sóc nên xung quanh móng viêm có hiện tượng chảy mủ và lây lan viêm nhiễm sang các móng lân cận. Đây là triệu chứng khá nghiêm trọng mà chúng ta không được chủ quan.

2. Viêm quanh móng xảy ra vì lý do gì?

Chắc hẳn khá nhiều bạn thắc mắc không biết tình trạng viêm xung quanh móng xảy ra vì lý do gì? Mọi người nên tìm hiểu và nắm được vấn đề này để chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, hạn chế nguy cơ bị viêm quanh móng.

Tình trạng viêm xung quanh móng thường xuất hiện do những vết thương, vết trầy xước nhỏ ở gần móng tay, móng chân. Tuy nhiên, do chủ quan, không vệ sinh sạch sẽ nên chúng trở nên viêm nhiễm nghiêm trọng. Tốt nhất, chúng ta nên cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời quan tâm chăm sóc từ những vết thương nhỏ nhất trên da.

Sơn móng tay, hóa chất độc hại có thể khiến bạn bị viêm quanh móng

Đặc biệt, hiện tượng này cũng thường xảy ra với các bạn nữ có thói quen đi làm móng tay, móng chân. Bởi vì các loại sơn dùng cho móng tay, móng chân thường chứa acrylic, có thể khiến móng tổn thương và dễ bị viêm nhiễm nặng. Đó là lý do vì sao các chị em nên lựa chọn tiệm làm móng uy tín, chất lượng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Bên cạnh hai nguyên nhân chính kể trên, các bác sĩ cho biết những người thường xuyên ngâm tay, chân trong nước cũng có nguy cơ mắc bệnh, ví dụ như người làm nghề rửa bát, giặt là,… Để hạn chế nguy cơ bị viêm xung quanh móng, mọi người nên sử dụng đồ dùng bảo hộ khi làm việc. Đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc người bị nấm móng tay cũng là đối tượng dễ dễ bị viêm ở xung quanh móng.

3. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh viêm quanh móng

Nhiều người cho rằng tình trạng viêm quanh móng không quá nghiêm trọng nên tỏ ra khá chủ quan. Thực tế, bệnh nhiễm trùng này có nhiều tác động xấu đối với sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân.

Đầu tiên, tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của chúng ta, bạn thường xuyên phải chịu đựng cảm giác đau nhức, khó chịu. Thậm chí, do viêm xung quanh móng nên nhiều người gặp khó khăn khi cầm nắm đồ vật hoặc di chuyển. Điều này gây ra không ít bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không kiểm soát được tình trạng viêm, sức khỏe của chúng ta cũng bị đe dọa nặng nề. Đó là lý do vì sao bạn nên chủ động theo dõi và điều trị bệnh viêm nhiễm quanh móng tay, móng chân.

Những vết trầy xước nhỏ quanh móng là nơi vi khuẩn, nấm tấn công

Ngoài ra, bệnh nhân cũng đối mặt với cảm giác tự ti, ngại ngùng vì móng tay, móng chân khá mất thẩm mỹ. Họ không thể diện những đôi giày đẹp mắt mà phải dùng dép có hở mũi để không cảm thấy đau, khó chịu mỗi khi di chuyển, vận động.

Đặc biệt, bệnh viêm quanh móng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác rất cao, nhất là khi bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Đây là điều mọi người khá quan tâm và lo lắng.

4. Điều trị tình trạng viêm xung quanh móng

Để điều trị dứt điểm bệnh, bạn nên đi khám và thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ. Trước hết, chúng ta cần xác định rõ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay nấm rồi mới bắt đầu điều trị.

Trong đó, bệnh nhân bị viêm do vi khuẩn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng sưng, viêm. Bên cạnh đó, chúng ta nên duy trì thói quen ngâm chân bằng nước nóng hàng ngày, đây là cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm xung quanh móng cực kỳ hiệu quả và đơn giản. Nếu như phát hiện bệnh nhân có mủ ở khu vực da viêm nhiễm, bác sĩ sẽ hút dịch để điều trị dứt điểm tình trạng trên.

Đối với người bị viêm do nấm, bạn nên điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng kháng nấm, kết hợp dược phẩm bôi ngoài da để tình trạng nhanh chóng cải thiện.

Bệnh nhân nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Như vậy viêm quanh móng là bệnh nhiễm trùng mà mọi người không thể chủ quan, nếu không muốn chúng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. Khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy chủ động đi khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của y bác sĩ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *