Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh nhiễm trùng ở móng tay, móng chân của chúng ta. Bệnh nấm móng gây mất thẩm mỹ và là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại để người khác thấy tình trạng mình đang đối mặt. Liệu căn bệnh này có thể điều trị dứt điểm và trả lại sự tự tin cho bệnh nhân hay không?
1. Bệnh nấm móng là gì?
Khi tìm hiểu về các bệnh nhiễm trùng xảy ra ở móng tay, móng chân của chúng ta, bạn không nên bỏ qua nấm móng. Các loại nấm gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua những vết trầy xước nhỏ, những vết thương không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ. Trong đó, hai dạng phổ biến nhất hiện nay đó là nấm sợi tơ, ví dụ như Dermatophytes hoặc Trichophyton và nấm hạt men, điển hình là Candida,…
Có rất nhiều loại nấm gây nhiễm trùng móng
Đặc biệt, nấm gây bệnh ở móng tay, móng chân sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng nếu bạn thường xuyên để tay, chân trong tình trạng ẩm ướt. Đó là lý do vì sao những người làm nghề rửa bát, giặt là, thợ gội đầu thường mắc bệnh kể trên.
Hầu hết bệnh nhân đều bị nhiễm trùng ở mức độ nông và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị và theo dõi bệnh. Bởi vì căn bệnh này gây mất thẩm mỹ cho đôi tay, đôi chân. Chúng cũng là nguyên nhân khiến bạn mất tự tin với mọi người xung quanh, hiệu quả công việc thì giảm do cảm giác ngứa ngáy, đau nhức thường xuất hiện.
Trên thực tế, căn bệnh trên có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác rất cao, nhất là khi bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân cùng bệnh nhân. Ngoài ra, môi trường bể bơi không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh nấm ở móng tay, móng chân.
2. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh nấm móng
Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, chúng ta cần nắm được một vài dấu hiệu thường gặp của bệnh nấm móng. Hầu hết bệnh nhân bị nấm tấn công vào móng tay và gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Khi bị nấm móng, bạn sẽ thấy móng ngả màu vàng sẫm
Tùy từng bệnh nhân, các triệu chứng bệnh có thể khác nhau, có người thấy móng dày sừng, trong khi có người bệnh phải đối mặt với tình trạng móng teo và mòn dần dần. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý một vài đặc điểm sau của móng chân bị nhiễm nấm, đó là bề mặt của móng trở nên sần sùi, thô ráp hơn so với bình thường. Trên bề mặt, bạn sẽ phát hiện có một lớp vảy bao phủ, móng chân, móng tay bắt đầu trở nên giòn và nhạy cảm hơn, chúng có thể chuyển sang màu vàng hoặc ngả đen.
Không những thế, phần bên dưới của móng cũng có dấu hiệu bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Một số bệnh nhân phải đối mặt với hiện tượng thối móng, điều này khiến họ cảm thấy rất ngại khi có nhiều người xung quanh.
Căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách sẽ tiến triển phức tạp hơn, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan ra cả 10 móng tay, móng chân. Tốt nhất bạn nên đi điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát sự phát triển và lây lan của nấm gây bệnh.
3. Bệnh nấm móng có thể điều trị hoàn toàn hay không?
Một vấn đề được khá nhiều người quan tâm đó là: bệnh nấm móng có thể điều trị khỏi hoàn toàn không? Đây là vốn là bệnh nhiễm trùng có nguy cơ tái phát cực kỳ cao, vậy nên bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tích cực điều trị, chăm sóc sức khỏe trong và sau khi khỏi bệnh. Như vậy, chúng ta có thể hạn chế nguy cơ nấm gây nhiễm trùng ở móng tay, móng chân tái phát.
Tình trạng nấm móng có thể lây lan nhanh chóng
Tùy vào mức độ nhiễm trùng của từng bệnh nhân, thời gian điều trị sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 6 tháng. Một số người bị nấm ở móng nghiêm trọng phải mất tới 1 năm để chữa khỏi bệnh. Khi điều trị bệnh nấm ở móng tay, móng chân, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân các loại thuốc uống có tác dụng chống nấm hoặc điều trị bằng dược phẩm dạng bôi.
3.1. Điều trị bằng thuốc uống
Đối với bệnh nhân điều trị bằng thuốc uống có tác dụng chống nấm, trước khi kê đơn, bác sĩ thường quan tâm tới các vấn đề như: triệu chứng bệnh, phổ tác dụng và dược động học của thuốc uống. Bởi vì, một vài loại thuốc chỉ có tác dụng với từng loại nấm nhất định.
Khi trị bệnh nấm móng bằng thuốc uống, mọi người nên tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị và ảnh hưởng tới sức khỏe.
3.2. Điều trị bằng thuốc bôi
Có thể nói, phương án điều trị bệnh bằng các loại thuốc bôi ngoài da được áp dụng phổ biến hơn cả. Chúng được áp dụng đối với những bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng nhẹ và nấm gây bệnh chưa lây lan cả cơ thể.
Nấm móng có thể điều trị bằng thuốc bôi
Một số loại thuốc bôi được tin dùng có thể kể tới là Clotrimazole, Terbinafine hoặc một số sản phẩm có thành phần Salicylic Acid 5%,… Để tăng hiệu quả trị nấm, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh vùng móng nhiễm trùng sạch sẽ từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Sau khi đã vệ sinh và để móng khô ráo, chúng ta mới bôi thuốc lên những khu vực đang bị tổn thương.
Nếu bỏ qua việc vệ sinh trước khi bôi thuốc, tình trạng nhiễm trùng có thể tiến triển nghiêm trọng hơn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
4. Bí quyết hạn chế nguy cơ tái phát bệnh nấm móng
Sau khi điều trị khỏi bệnh, mọi người nên duy trì những thói quen vệ sinh sạch sẽ để giảm nguy cơ bệnh nấm móng tái phát nhé! Việc làm đơn giản nhất đó là thường xuyên cắt móng tay, móng chân vào vệ sinh chúng thật sạch, không nên để chúng rơi vào tình trạng ẩm ướt. Nếu thường xuyên làm việc trong điều kiện ẩm ướt, mọi người nên sử dụng đồ dùng bảo hộ để tự bảo vệ bản thân mình.
Đặc biệt, mọi người nên lưu ý khi đi bơi hoặc làm móng, tốt nhất chúng ta lựa chọn những địa chỉ uy tín, đảm bảo sạch sẽ. Như vậy, khả năng bị nhiễm trùng hoặc nấm ở móng tay, móng chân cũng giảm thiểu đáng kể.
Mọi người nên vệ sinh móng tay, móng chân sạch sẽ
Nhìn chung, bệnh nấm móng có thể điều trị dứt điểm nếu bệnh nhân thực sự kiên trì và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Việc điều trị là rất cần thiết để lấy lại sự tự tin cho bản, khôi phục tính thẩm mỹ cho bàn tay, bàn chân của bệnh nhân. Nếu bỏ qua điều trị, tình trạng bệnh sẽ diễn biến tệ hơn và mất rất nhiều thời gian chữa trị.