Dị ứng da mặt thường gây khó chịu, có cảm giác nóng rát, châm chích, ngứa ngáy và làm mất thẩm mỹ. Do đó, cần xác định được nguyên nhân gây và tiến hành chăm sóc phù hợp để sớm khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng cần chủ động có những biện pháp ngăn ngừa kích ứng để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
1. Nguyên nhân gây dị ứng da mặt là gì?
✧ Do thời tiết
Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng dị ứng da mặt ở nhiều người. Tình trạng này thường xảy ra khi nhiệt độ thay đổi bất thường hoặc trong giai đoạn giao mùa từ nóng sang lạnh và ngược lại.
Lý giải nguyên nhân trên, các chuyên gia da liễu cho rằng, da mặt là vùng da nhạy cảm, thường khó thích ứng kịp khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực và lan nhanh ra khắp cơ thể như: nổi đỏ, ngứa ngáy khó chịu,…
✧ Dị ứng mỹ phẩm
Trong nhu cầu làm đẹp ngày nay, nhiều chị em phụ nữ có thói quen chăm sóc da từ rất nhiều mỹ phẩm, dược phẩm như: sữa rửa mặt, Toner, kem dưỡng,… Bên cạnh đó còn có thói quen trang điểm bằng các loại kem nền, phần,… cùng một lúc. Thói quen này nếu không được thiết lập một cách khoa học sẽ khiến da bị tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến vấn đề da mặt bị dị ứng.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu chọn những sản phẩm có khả năng gây kích ứng cao, thành phần không phù hợp cũng sẽ dẫn đến mẩn đỏ. Đáng báo động hơn là tình trạng kem trộn, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, chứa hàm lượng lớn Corticoid đang ngày càng phổ biến khiến da dễ dàng bị mỏng và dễ bị kích ứng hơn khi có yếu tố tác động.
✧ Yếu tố cơ địa
Một số đối tượng do cơ địa có tính chất nhạy cảm sẽ dễ dàng bị dị ứng hơn so với người bình thường. Phần lớn, cơ địa và hệ thống miễn dịch của những người này rất yếu, khả năng chống lại các tác nhân có hại bên ngoài kém dẫn đến dễ dàng bị kích ứng. Để hạn chế tình trạng này, những người có làn da nhạy cảm trên cần cẩn thận trong quá trình chăm sóc, ăn uống và bảo vệ da để hạn chế thấp nhất nguy cơ dị ứng.
✧ Dị ứng do sử dụng thực phẩm
Theo thống kê từ các cơ sở, phòng khám da liễu cho thấy, có đến 25% số ca dị ứng tại da mặt bắt nguồn do thực phẩm. Phần lớn những đối tượng này ăn thức ăn có chứa những chất gây hại cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó sinh ra các phản ứng bộc phát như: ngứa da, phù mạch tại vị trí ngoài da,…
Một số loại thực phẩm, thức ăn cần lưu ý khi sử dụng để tránh gây dị ứng là: hải sản, măng, nấm, thực phẩm giàu Protein và dầu mỡ,…
Ngoài những nguyên nhân trên, dị ứng tại vị trí da mặt còn cơ thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền theo quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt, tình trạng này thường rất ít khi bộc phát, không gây hại đến sức khỏe.
2. Những lưu ý khi bị ứng da mặt
Dị ứng da mặt thường gây mẩn đỏ dẫn đến mất tự tin cho nhiều người, kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến viêm da, để lại hậu quả đáng tiếc. Do đó, những đối tượng đang dị ứng da mặt cần sớm xác định được nguyên nhân để tiến hành khắc phục, điều trị. Ngoài ra, để nhanh chóng phục hồi cần lưu ý:
- Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong liệu trình điều trị, cần tuân thủ các chỉ định của y bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc.
- Tránh dung nạp vào cơ thể những loại thực phẩm, đồ uống có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, sữa, bia rượu, thuốc lá,… hoặc sản phẩm đã từng có tiền sử gây dị ứng.
- Tiến hành kiểm tra bảng thành phần các loại mỹ phẩm, dược phẩm đang sử dụng để xác định chúng có chứa những thành phần có khả năng kích ứng cao như: BHA, Retinol, cồn, hương liệu,… Nếu có cần tạm ngưng sử dụng để xác định chính xác nguyên nhân, bởi lẽ không phải tất cả những thành phần trên đều có khả năng gây dị ứng.
- Trong thời gian bị dị ứng da mặt cần hạn chế tối đa việc trang điểm, nếu thật sự cần thiết, nên chọn những dạng kem, phấn có kết cấu và thành phần phù hợp. Đồng thời cần giữ da mặt luôn được sạch sẽ, hạn chế việc tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn có hại tại lỗ chân lông.
- Ngoài ra cần lưu ý giữ gìn môi trường sống trong lành, sạch sẽ, có thể kết hợp máy lọc khí nếu cần thiết. Ngoài ra, nếu cơ địa dễ dàng bị kích ứng bởi yếu tố thời tiết, khuyến cáo nên giữ ấm cơ thể, mang khẩu trang khi ra ngoài và trang bị máy tạo độ ẩm cho không gian sống.
3. Phòng ngừa da mặt bị dị ứng
Da mặt bị ứng có thể tự thuyên giảm hoặc biến mất sau khoảng thời gian điều trị. Tuy nhiên, để không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống, mỗi cá nhân cần có những biện pháp phù hợp trong việc phòng ngừa dị ứng da mặt:
- Tránh gây tác động mạnh lên da bằng các cử chỉ như gãi, cào hoặc chà xát quá mạnh.
- Hạn chế thoa nhiều lớp kem dưỡng hoặc trang điểm quá dày, lưu giữ lâu trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Tránh những thực phẩm, thức uống có khả năng gây dị ứng cao như: chất kích thích, đồ ăn cay nóng,…
- Khi di chuyển ra ngoài, cần đeo khẩu trang để hạn chế các tác nhân có hại tấn công da mặt.
- Da mặt cần được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ bằng các sản phẩm phù hợp. Đồng thời giữ thói quen vệ sinh chăn, gối, khăn mặt sạch sẽ, thường xuyên.
- Thiết lập thói quen sống khoa học, tránh thức khuya, ăn uống không lành mạnh và ít hoạt động.
- Quá trình chăm sóc da nên lựa các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và có thương hiệu đã được kiểm chứng.
- Nâng cao sức khỏe, hệ thống miễn dịch bằng những biện pháp phù hợp.
Dị ứng da mặt thường không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng cơ thể, tuy nhiên không được chủ quan để tránh những hậu quả đáng tiếc. Trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng, nên sớm tiến hành thăm khám tại cơ sở da liễu có chuyên môn và uy tín để được can thiệp, hỗ trợ và sớm khắc phục được vấn đề kích ứng.