Viêm nang lông là tình trạng khá thường gặp ở da, đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cần tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả và tránh tái phát.
1. Viêm nang lông là gì?
Bệnh là tình trạng các nang lông bị viêm do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vùng da của cơ thể như da đầu, da chân, cánh tay, mông, nách, mặt,…
Vùng da bị viêm nang gây cảm giác ngứa ngáy, đau nhức khó chịu. Có thể thấy rõ các nang lông viêm nổi nên các sẩn, có mụn mủ, vảy và vết trầy. Một số trường hợp có nhiều mụn nhỏ trắng li ti ở các nang lông. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng khác như: lông mọc ngược vào trong da, ngứa nang lông, nổi nốt đỏ,…
Viêm nang lông thường do vi khuẩn, nấm xâm nhập
Các nốt viêm nang dày đặc, rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Nang lông bị viêm nặng, biến chứng áp xe gây nên những mụn nhọt riêng lẻ hoặc theo từng ổ, cụm. Nếu không can thiệp sớm, bệnh có thể gây nhiễm trùng, rụng lông và để lại sẹo vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân gây viêm nang lông
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý này, trong đó phổ biến nhất do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Ngoài ra có thể do nấm, virus tấn công vào nang lông gây viêm, hoặc thậm chí do lông đang mọc chưa ra khỏi bề mặt da, lông mọc ngược.
Bệnh xảy ra ở các vùng khác nhau trên cơ thể cũng có triệu chứng và nguyên nhân có thể khác nhau. Da đầu là vùng có mật độ nang lông dày nhất, lòng bàn tay, chân, môi và niêm mạc không có nang lông.
2.1. Viêm nang lông trên mặt
Bệnh ở vùng da mặt thường do trứng cá bội nhiễm, vi trùng gram âm, nhiễm tụ cầu vàng, Demodex folliculorum,… Triệu chứng thường thấy là da nổi mụn đầu trắng, đầu đỏ hoặc đầu đen, đồng thời bị ngứa và mẩn đỏ, lông mọc ngược vào trong.
Viêm nang lông vùng mặt thường kéo dài dai dẳng
Đặc biệt viêm nang vùng rây thường do nhiễm tụ cầu vàng, virus herpes, nấm sợi,… Vùng da này xuất hiện mụn viêm đỏ, nằm rải rác hoặc kết thành từng đám. Bệnh dai dẳng, tái phát nhiều lần, khó chữa dứt điểm.
2.2. Viêm nang lông trên da dầu
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nang vùng da đầu (còn gọi là viêm nang tóc, viêm chân tóc) là do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm hoặc nấm Trichophyton. Bệnh phổ biến ở những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nóng ẩm, da đầu dầu.
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài, hoặc mắc bệnh lao, suy thận mạn tính, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,… là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Ngoài ra, gội đầu quá nhiều, nhất là dầu gội trị gàu mạnh làm mất lớp ceramide bảo vệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Viêm nang da dầu diễn tiến dai dẳng, khó trị dứt điểm, bệnh mạn tính có thể gây mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ,…
2.3. Viêm nang lông vùng kín
Bệnh viêm nang vùng kín có thể do: tẩy lông vùng kín, vệ sinh không sạch sẽ, do cơ địa tuyến nang lông hoạt động mạnh, do dị ứng với sản phẩm làm sạch hoặc chăm sóc, do mặc đồ lót quá chật, mặc đồ khi còn ẩm, lớp sừng trên da dày,…
Bị viêm nang vùng kín gây khó chịu, đau rát, ngứa ngáy cho người bệnh. Bệnh có thể điều trị loại bỏ bằng chăm sóc tại nhà hoặc thuốc, kem bôi.
Viêm nang lông vùng lưng thường khó vệ sinh sạch sẽ
2.4. Viêm nang lông vùng lưng
Nguyên nhân gây viêm nang vùng lưng là do nhiễm vi khuẩn, tụ cầu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, dị ứng hoặc ma sát thường xuyên với chất liệu áo thô cứng, kém thấm hút mồ hôi,…
Mụn viêm nang ở lưng gây ngứa ngáy khó chịu, năng hơn sẽ thành nhọt, định râu, khi khỏi sẽ để lại sẹo, vết thâm đen. Viêm nang vùng lưng cần được xử lý sớm, đúng cách để tránh phát triển thành mạn tính gây nhiễm
Ngoài ra, viêm nang cũng có thể gặp ở mông, chân do tẩy lông không đúng cách, nhiễm trùng, nấm sợi,…
Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Sử dụng thuốc điều trị như steroid, liệu pháp kháng sinh dài hạn trị mụn trứng cá.
- Mắc bệnh lý làm yếu hệ miễn dịch như đái tháo đường, HIV/AIDS, leukemia.
- Thường xuyên mặc quần áo bó, bí, không thoát mồ hôi.
- Nam giới rau tóc xoăn cạo thường xuyên.
- Tắm bồn nước nóng nhưng không vệ sinh sạch sẽ.
- Người thường xuyên cạo, tẩy lông không đúng cách, gây tổn thương nang lông.
3. Làm gì khi bị viêm nang lông?
Trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Có thể điều trị bằng thuốc, can thiệp tẩy lông, laser, tự chăm sóc tại nhà,…
3.1. Thuốc
Kem thuốc dạng kem dưỡng da, kháng sinh giúp điều trị hiệu quả các trường hợp viêm nang nhiễm trùng nhẹ. Kháng sinh đường uống không được khuyến khích để kiểm soát nhiễm trùng nhẹ, chỉ được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc viêm tái phát.
Thuốc bôi kháng sinh giúp điều trị viêm nang lông do nhiễm khuẩn
Nếu nguyên nhân gây viêm nang là do nhiễm nấm, các loại kem hoặc dầu gội chống nấm là phù hợp. Thuốc kháng sinh không giúp điều trị bệnh do nhiễm nấm.
Kem hoặc thuốc giảm viêm giúp tình trạng viêm nang nhanh khỏi hơn. Những bệnh nhân bị viêm nang lông kèm tăng bạch cầu ái toan nhẹ nên dùng kem steroid để giảm ngứa. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS cần điều trị bằng thuốc kháng virus đặc trị.
3.2. Can thiệp hỗ trợ
Nếu bệnh nhân bị viêm nang nặng, có mụn nhọt lớn, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu rạch 1 đường nhỏ để dẫn lưu mũ. Tiểu phẫu này giúp giảm đau, giảm sẹo, tăng hồi phục tổn thương da.
Khi các phương pháp điều trị không đem lại hiệu quả, triệt lông bằng laser lâu dài sẽ giúp loại bỏ nhiễm trùng. Tuy nhiên, biện pháp này khá tốn kém và cần thực hiện kiên trì trong thời gian dài. Tia Laser giúp loại bỏ nang lông vĩnh viễn, giảm mật độ lông và hạn chế viêm nhiễm. Tuy nhiên, triệt lông bằng laser có thể gây sẹo, phồng rộp, da đổi màu.
3.3. Cải thiện tại nhà
Bị viêm nang nhẹ có thể tự cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà giúp giảm viêm ngứa, tăng phục hồi làn da và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan như:
- Sử dụng kháng sinh không kê đơn: Kháng sinh dạng kem, gel, xà bông, sữa tắm không kê toa.
- Chườm khăn ẩm ấm: Giảm sự khó chịu do bệnh gây ra.
- Rửa sạch vùng da viêm: Rửa 2 lần 1 ngày bằng xà phòng kháng khuẩn, sử dụng khăn sạch mỗi lần để rửa sạch vùng da nhiễm trùng. Lưu ý không dùng chung khăn với người khác.
Chườm khăn ẩm, ấm giúp giảm khó chịu
- Dùng kem làm dịu da: Một số loại kem giảm ngứa, kem hydrocortisone có thể dùng không kê đơn.
- Bảo vệ da: Ngừng cạo râu, lông vùng đang bị viêm nhiễm.
Điều trị bệnh viêm nang lông không khó và có thể loại bỏ sau một vài tuần. Điều quan trọng là cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc, biện pháp điều trị thích hợp. Bệnh sau điều trị có thể tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi.