CÁCH TRỊ NẤM DA ĐẦU TẬN GỐC CỰC HIỆU QUẢ

Rất nhiều bệnh nhân bị nấm da đầu, điều trị trong thời gian rất dài nhưng bệnh tái phát nhiều lần gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy cách trị nấm da đầu tận gốc như thế nào? Trong bài viết này Thuanmoc.vn sẽ chia sẻ đến bạn, giúp bạn xử lý dứt điểm tình trạng bệnh này.

1. Tìm hiểu cơ bản về bệnh nấm da đầu

nấm da đầu là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, nguyên nhân do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho các vi nấm phát triển. Nấm tồn tại khi kí sinh ở các vật chủ như động thực vật và con người. Vì thế nấm da đầu có thể lây từ người bệnh sang người lành hoặc vật dụng, động vật nhiễm bệnh.

Môi trường độ ẩm cao là điều kiện tốt để nấm da đầu phát triển

Nấm da đầu ký sinh trên da đầu và các nang tóc, khi gây bệnh sẽ khiến vùng da ảnh hưởng xuất hiện các vùng tròn đóng vảy, ngứa ngáy và sưng đỏ. Dần dần, các vòng tròn này sẽ mở rộng, chồng chéo lên nhau. Gàu là tế bào da chết xuất hiện cùng bã nhờn nhiều hơn khiến cảm giác ngứa ngáy khó chịu tăng lên. Người bệnh không thể ngừng được đưa tay lên gãi.

Khi gãi ngứa quá nhiều, vùng da đầu bị nấm lại càng tổn thương hơn, dễ bị sưng, chảy nước và nhiễm trùng nặng. Hiện nay, có 3 chủng nấm thường gây nấm da đầu nhất là: Microsporum, Trichophyton và Kerion de celse gây ra triệu chứng bệnh khác nhau, cần xác định chính xác chủng nấm gây bệnh để dùng thuốc đặc trị hiệu quả.

2. Cách cách trị nấm da đầu tận gốc

Nhiều bạn khi bị nấm da đầu thường e ngại, muốn tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp như: tăng cường gội đầu làm sạch, loại bỏ cơ học các vùng da chết do nấm gây ra, dùng chanh, giấm để điều trị,… Tuy nhiên không xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh nên việc điều trị này thường không hiệu quả hoặc chỉ làm giảm bớt, bệnh kéo dài dai dẳng và có dấu hiệu lan rộng hơn.

Nấm da đầu gây rụng tóc nhiều

Vậy cách trị nấm da đầu tận gốc như thế nào? Cách điều trị tốt nhất là nên tới khám với chuyên gia da liễu để tìm được chính xác nguyên nhân, chủng nấm gây bệnh. Thông thường, nấm da đầu nhẹ chỉ cần dùng thuốc bôi dạng kem, thuốc mỡ hoặc bột trị nấm. Với trường hợp da đầu bị nấm nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải dùng thuốc uống kê đơn kết hợp với kem trị nấm bôi qua da.

Tùy vào tác nhân nấm gây bệnh cũng như tình trạng bệnh, bạn sẽ có cách chữa nấm da đầu cũng như thời gian điều trị khác nhau, thường từ 1 tuần đến 2 tháng. Cần kiên trì điều trị và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để loại bỏ tác nhân gây bệnh hoàn toàn. Đôi khi triệu chứng nấm da đầu đã biến mất nhưng tác nhân gây bệnh vẫn tồn tại, vì thế nếu bỏ điều trị giữa chừng, bệnh sẽ lại tái phát.

3. Kiểm soát và phòng ngừa nấm da đầu

Người từng bị nấm da đầu hoàn toàn có thể tái phát trở lại nếu không có biện pháp chăm sóc phòng ngừa tốt bằng lối sống lành mạnh và chăm sóc cá nhân cẩn thận. Dưới đây là những lưu ý để chữa trị dứt điểm tình trạng bệnh này:

3.1. Giữ tóc sạch sẽ, khô ráo

Gội đầu thường xuyên và tắm rửa mỗi ngày, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đặc biệt cần lưu ý sau khi gội đầu, cần lau khô tóc và để tóc khô hoàn toàn mới đi ngủ. Với da cơ thể cũng vậy, hãy lau khô người cẩn sau khi tắm hoặc tiếp xúc với nước.

Làm sạch tóc và cơ thể là cách kiểm soát nấm da đầu đơn giản và hiệu

3.2. Không dùng chung đồ cá nhân với người khác

Vi khuẩn nấm hoàn toàn có thể lây lan dễ dàng thông qua các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, khăn lâu đầu, gối, lược, mũ đội đầu,… Bạn nên sử dụng những đồ dùng cá nhân này của mình, không chia sẻ vật dụng với người khác, hãy thẳng thắn chia sẻ về điều này.

3.3. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Không chỉ các vật dụng cá nhân, nhà cửa, đặc biệt là phòng tắm cũng là môi trường thuận lợi để nấm phát triển và gây bệnh. Hãy đảm bảo chúng luôn sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng, thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ và phơi dưới ánh nắng mặt trời là tốt nhất.

Khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nên hạn chế tiếp xúc chân trần hoặc da cơ thể với vật dụng xung quanh.

3.4. Điều trị nấm nếu thú cưng có dấu hiệu bị bệnh

Nếu bạn đang nuôi thú cưng, cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên để tránh nhiễm nấm. Dấu hiệu nấm ở vật nuôi tương tự với nấm da đầu ở người, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần đưa chúng tới bác sĩ thú ý để điều trị.

Thú cưng có thể là nguồn lây nhiễm nấm da đầu

Trong thời gian thú cưng nhiễm bệnh, nên hạn chế tiếp xúc gần như ôm, hôn để tránh bào tử nấm lây sang chính chúng ta và gây bệnh.

3.5. Chủ động nâng cao sức khỏe

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn sức khỏe nói chung và chống lại nấm da đầu nói riêng. Chủ động tăng cường hệ miễn dịch là cách để phòng ngừa nấm da đầu tái phát bằng những biện pháp sau:

Tập thể dục

Nên dành 30 phút để tập thể dục mỗi ngày, buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất. Việc này giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và giảm stress rất tốt, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng stress là điều khó tránh trong cuộc sống, hãy cố gắng cân bằng công việc và cuộc sống. Điều này cũng ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và khả năng kháng bệnh của bạn.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là lúc để cơ thể phục hồi và lấy lại năng lượng chuẩn bị cho ngày mới, vì thế hãy đảm bảo ngủ đủ giấc với điều kiện giấc ngủ tốt nhất.

Tăng cường hệ miễn dịch là cách phòng bệnh chủ động

Chú ý tới chế độ ăn

Chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau củ quả, tỏi, thực phẩm lợi khuẩn kháng bệnh, các loại hạt,… cũng là cách để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Hút thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác nên hạn chế tối đa.

Hi vọng với những cách trị nấm da đầu tận gốc trên đây, các bạn đang gặp phải tình trạng nấm da dầu có thể điều trị bệnh dứt điểm và có mái tóc, làn da khỏe mạnh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *