Một số cách giảm ngứa khi bị chàm từ nguyên liệu tự nhiên như dưa leo, nghệ, nha đam,… sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả hiện tượng ngứa ngáy do bệnh gây ra ngay tại nhà. Nếu còn băn khoăn chưa biết cách thực hiện, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!
Bật mí 13 cách giảm ngứa khi bị chàm
Các biện pháp trị chàm ngứa từ tự nhiên luôn là giải pháp được người bệnh ưa chuộng. Bởi chúng không làm mất quá nhiều thời gian của người bệnh nhưng lại cho kết quả làm giảm ngứa khá hiệu quả. Bên cạnh đó, những nguyên liệu này lại dễ kiếm và khá an toàn, không gây hại hoặc bào mòn da giống như những hóa chất điều trị bệnh.
1/ Dùng trà hoa cúc Chamomile
Hoa cúc Chamomile hay còn gọi là cúc La Mã được coi là vị “khắc tinh” của bệnh chàm ngứa. Theo nhiều nghiên cứu, hoa cúc Chamomile có tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên khá mạnh mẽ. Vì thế, chúng có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm ngứa da gây ra.
Trà hoa giúp giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy của bệnh
Và để giảm ngứa, đồng thời cải thiện bệnh, người bệnh nên sử dụng 1 túi lọc trà hoa cúc đem ngâm trong nước nóng khoảng 5 phút. Sau đó, chờ cho gói trà bớt nguội, bạn dùng gói trà đặt lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút. Áp dụng cách giảm ngứa khi bị chàm này 3 lần trong ngày, triệu chứng ngứa ngáy sẽ giảm dần và biến mất.
2/ Dưa chuột
Hàm lượng nước chứa trong dưa chuột khá nhiều giúp cung cấp nước và cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng da bị bong tróc, gây ngứa. Chưa kể đến loại thực phẩm này còn chứa nhiều tính chất quý có đặc tính chống viêm. Vì thế, khi sử dụng dưa chuột điều trị nổi chàm ngứa, tình trạng ngứa không những thuyên giảm mà các vết chàm nổi trên da cũng mờ dần. Và để loại bỏ ngứa do chàm gây ra, người bệnh có thể thực hiện theo hai cách sau đây:
- Cách 1: Người bệnh rửa dưa chuột thật sạch. Sau đó cắt khoanh tròn dưa chuột thành từng lát mỏng và bỏ vào tủ lạnh khoảng 30 phút. Tiếp đến, bạn dùng dưa đắp lên vùng da bị chàm gây ngứa từ 10 – 15 phút, cơn ngứa ngáy trên da sẽ được xoa dịu tạm thời. Thường xuyên thực hiện cách làm này từ 3 – 4 lần mỗi ngày, đảm bảo ngứa sẽ giảm hẳn.
- Cách 2: Cũng tương tự như cách làm trên nhưng bệnh nhân không cho dưa vào tủ lạnh mà ngâm trong nước. Sau khoảng 2 giờ ngâm, các bạn dùng miếng dưa đó đắp lên vùng da bị chàm 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô. Nên áp dụng cách làm này đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao.
3/ Hạt nhục đậu khấu
Hạt nhục đậu khấu có tác dụng làm giảm viêm và giảm ngứa hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể dùng 1 muỗng hạt nhục đậu khấu trộn chung với 1 muỗng mật ong và 1 chút quế tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này đắp lên da bị ngứa và sau 15 – 20 phút vệ sinh lại bằng nước sạch.
Ngoài cách dùng giảm ngứa này, bệnh nhân cũng có thể sử dụng hạt nhục đậu khẩu trộn với dầu ô liu và đắp lên vùng bị bệnh. Cách làm này không chỉ giúp xoa dịu cơn ngứa ngáy mà còn làm lành các vết chàm.
4/ Cây đàn hương
Không chỉ riêng y học cổ truyền Việt Nam mà y học cổ truyền Ấn Độ cũng sử dụng cây đàn hương như một vị thuốc quý điều trị da bị chàm ngứa. Hoạt chất beta – santalol có trong đàn hương có công dụng diệt khuẩn và tiêu viêm, giúp làm lành tổn thương trên bề mặt da và ngăn ngừa ngứa da do chàm gây nên. Đồng thời, hoạt chất này còn giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng – yếu tố thúc đẩy khiến bệnh trầm trọng hơn.
Cách trị ngứa chàm bằng cây đàn hương được dân gian đánh giá cao
Cách làm đơn giản sau đây:
- Dùng một lượng gỗ cây đàn hương trộn chung với nước và khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
- Sau đó, dùng hỗn hợp này bôi lên da bị chàm gây ngứa.
- Sau 10 phút bạn rửa lại với nước sạch và dùng khăn lau khô.
- Cách giảm ngứa khi bị chàm này chỉ được sử dụng 1 lần trong tháng để hỗ trợ điều trị bệnh. Tránh lạm dụng nhiều lần gây ảnh hưởng đến da.
5/ Nha đam (lô hội)
Cách cách giảm ngứa khi bị chàm bằng nha đam được coi là “cứu cánh” của ngứa ngáy do chàm gây ra. Người bệnh chỉ cần dùng 1 nhánh lá nha đam, rửa sạch và cắt ra làm 2, lấy phần gel trong.
Tiếp đó, bạn cho thêm 2 – 3 giọt tinh dầu vitamin E. Trộn đều và bôi hỗn hợp này lên da bị chàm. Massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần trong tuần, triệu chứng ngứa ngáy sẽ giảm rõ rệt, đồng thời da trở nên mịn hơn.
6/ Tử đinh hương (Neem)
Tử đinh hương hay còn gọi theo tên Ấn Độ là cây Neem. Cây có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh chàm, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy do bệnh gây ra. Đồng thời, giúp làm mềm và hạn chế tổn thương trên da. Để giảm trị chàm ngứa, bệnh nhân có thể thực hiện theo cách sau đây:
Người bệnh cho vài giọt tinh dầu tử đinh hương vào bồn tắm và ngâm mình trong bồn trừ 10 – 15 phút. Sau đó, bạn lau mình sạch và đừng quên bôi kem dưỡng ẩm lên da. Thực hiện 1 lần trong ngày để chữa bệnh chàm ngứa và nhanh chóng “tạm biệt” ngứa. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá Neem xay mịn trộn chung với 1 muỗng dầu dừa và bột nghệ. Đắp hỗn hợp này lên vùng da cần điều trị rồi để hỗn hợp khô lại và rửa lại bằng nước sạch.
7/ Muối
Muối biển có chứa hoạt chất sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời cải thiện ngứa do bệnh gây ra. Người bệnh chỉ cần dùng 1 – 2 nắm muối nhỏ cho vào bồn tắm và thêm vào một ít tinh dầu hoa oải hương (10 – 15 giọt).
Ngâm mình trong nước khoảng 15 phút rồi lau sạch và thoa kem dưỡng ẩm. Da không những mềm mịn mà cảm giác ngứa ngáy cũng không còn. Tuy nhiên, để để đạt được hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân tốt nhất nên áp dụng mẹo hay này 2 – 3 lần trong tuần.
Muối cũng là nguyên liệu được nhiều người lựa chọn
8/ Nghệ
Nghệ vừa là hoạt chất kháng khuẩn vừa là chất chống viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, làm lành vết thương và giảm đau, giảm ngứa hiệu quả. Vì vậy, dùng nghệ chữa nổi chàm ngứa là biện pháp ít gây tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao.
Dùng 1 muỗng tinh bột nghệ hoặc nghệ nguyên chất đều được, hòa tan vào 1 cốc nước sôi. Tiếp đến, đun hỗn hợp trên bếp lửa nhỏ khoảng 10 phút và tắt bếp để nguội. Sử dụng hỗn hợp này để uống hoặc dùng nước rửa vùng da bị chàm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng 1/2 muỗng bột nghệ hòa tan với sữa tươi không đường tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp này lên da mỗi ngày 2 lần và chỉ sau vài ngày sử dụng, bạn sẽ không còn cảm giác bị ngứa.
9/ Ngâm mình
Ngoài các nguyên liệu tự nhiên, nước ấm cũng là giải pháp lý tưởng giúp bạn làm dịu cơn ngứa ngay lập tức. Và cách làm như sau:
- Người bệnh ngâm mình trong bồn tắm khoảng 20 phút.
- Sau khi da có dấu hiệu bắt đầu nhăn lại, bạn dùng xà phòng và nước ấm xoa nhẹ lên da. Tuy nhiên, trong quá trình chà xà phòng các bạn không chà xát hoặc chà quá mạnh, bởi nước nóng có thể gây kích ứng da gây ngứa và nổi mẩn đỏ nhiều hơn.
- Sau khi ngâm mình xong, các bạn dùng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ thoa đều lên da.
- Cách làm này có thể áp dụng khi cơn ngứa xuất hiện.
10/ Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa khá an toàn và rất tốt trong trường hợp chữa chàm ngứa da. Vì vậy, bạn chỉ cần sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm và massage nhẹ cho hoạt chất chứa trong dầu dừa thấm sâu, làm tăng tính hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể áp dụng cách giảm ngứa khi bị chàm bằng cách ăn 2 – 4 thìa cà phê dầu dừa mỗi ngày. Hoặc dùng dầu dừa để chế biến món ăn đều được.
Dầu dừa giúp làm mềm da và giảm ngứa đáng kể
11/ Tắm bằng bột lúa mạch hoặc baking soda
Việc tắm bằng baking soda và bột lúa mạch được coi là liệu pháp tự nhiên giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa do bệnh chàm ngứa da gây nên. Người bệnh dùng 1 ít bột baking soda hay bột lúa mạch cho hòa tan với nước ấm và ngâm mình. Tuy nhiên, sau khi ngâm xong bạn cũng nên thoa kem dưỡng ẩm.
Lưu ý: Bột lúa mạch khi pha chung với nước ấm thường có độ dẻo nhất định gây trơn trượt. Do đó, khi tắm bạn nên hết sức cẩn thận, đề phòng té ngã.
12/ Detox cơ thể
Bạn có biết rằng độc tố tích tụ trong cơ thể cũng là yếu tố gây kích ứng bệnh chàm ngứa. Vì thế, detox là cách giải độc, thanh lọc cơ thể hiệu quả nhất, giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng bệnh.
Có rất nhiều thức uống detox khác nhau. Do đó, người bệnh có thể chọn cho bản thân thức uống detox hiệu quả nhất. Đồng thời, trong quá trình detox người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để giúp cơ thể tránh xa khỏi độc tố.
13/ Giữ bình tĩnh và giảm căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân đặc trưng gây bùng phát bệnh chàm và khiến tình trạng ngứa ngáy diễn ra tồi tệ hơn. Vì vậy, để tránh căng thẳng, bệnh nhân nên ngủ đủ giấc, cân bằng giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi. Tập hít thở sâu để điều hòa, cân bằng hơi thở, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, giảm lo âu. Thể dục cũng là cách hay giúp tăng cường năng lượng tích cực chống stress.
Lưu ý giúp xử lý bệnh chàm TỪ GỐC, tránh ngứa ngáy tái phát
Việc sử dụng đơn phương một vài thảo dược tự nhiên chỉ giúp loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy tức thời, KHÔNG THỂ XỬ LÝ ĐƯỢC GỐC BỆNH. Do vậy, cơn ngứa ngáy, bong tróc của bệnh chàm rất dễ quay lại và làm phiền người bệnh. Chưa kể, nếu tùy tiện sử dụng hoặc lạm dụng những nguyên liệu trên đôi khi còn đe dọa nguy cơ bội nhiễm, khiến người bệnh đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu người bệnh vẫn muốn sử dụng thảo dược tự nhiên thì nên tham khảo các bài thuốc đã được nghiên cứu, thử nghiệm chuyên sâu, phối chế nhiều vị thuốc giàu dược tính để trị bệnh chàm từ gốc.