Ngoài các loại thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa, những nguyên liệu tự nhiên luôn được dân gian ưa chuộng bởi dễ kiếm, cách làm đơn giản, tiết kiệm chi phí. Vậy đâu là chữa viêm da cơ địa từ thiên nhiên giúp hết ngay khó chịu, hiệu quả, an toàn nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời!
4 mẹo chữa viêm da cơ địa từ thiên nhiên
So với điều trị bằng các loại thuốc, mẹo dân gian thường tác động chậm hơn và thường chỉ có hiệu quả nhất định với những trường hợp đáp ứng tốt, bệnh mới khởi phát, còn trong giai đoạn nhẹ.
Đặc biệt, những cách làm này dựa chủ yếu vào kinh nghiệm dân gian là chủ yếu song có ưu điểm lớn là an toàn, dịu nhẹ, dễ tìm, dễ sử dụng là một trong những lợi thế của phương pháp so với các phương pháp điều trị khác.
1. Lá sài đất chữa viêm da cơ địa
Sài đất (tên khoa học Wedelia chinensis) là một trong những loại thực vật thân thảo có lông trên thân và có hoa màu vàng, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Dân gian thường sử dụng sài đất, nhất là phần thân (dùng tươi hoặc khô), bỏ các phần gốc rễ. Về thành phần hóa học, trong sài đất có chứa các thành phần như:
- Wedelolacton.
- Isoflavonoid.
- Caroten.
- Saponin.
- Tanin.
- Một số loại tinh dầu.
- Các muối vô cơ trong thân, lá,…
Theo Dược điển Việt Nam (2002), lá sài đất là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều trong dân gian để cải thiện tình trạng thương tổn ngoài da, giúp tiêu viêm, giải độc. Loại cây này thường được dân gian dùng nhiều để chữa các chứng dị ứng, ngứa lở và mụn nhọt ngoài da. Cách sử dụng lá sài đất để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa theo kinh nghiệm dân gian như sau:
- Chuẩn bị lá sài đất tươi (khoảng 1 nắm) sau đó rửa sạch, để ráo nước.
- Cho nguyên liệu lá sài đất vào nồi sau đó nấu với nước sạch, để lửa vừa cho đến khi sôi thì tắt lửa.
- Để cho nước nguội bớt rồi đem chắt lấy nước lá sài đất để sử dụng.
- Phần nước lá sài đất đem dùng để ngâm rửa lên vùng da bị kích ứng, khó chịu do viêm da cơ địa, giúp giảm ngứa cũng như cải thiện các triệu chứng ngoài da.
Lá sài đất chữa viêm da cơ địa
2. Lá hành hoa chữa viêm da cơ địa
Lá hành hoa (tên khoa học Allium fistulosum), là một loại thực vật thuộc họ hành. Hành hoa ở nhiều nơi còn được gọi là hành lá bởi phần lá hành dài, rỗng và mềm. Loại thực vật này mọc tự nhiên và được trồng nhiều tại những khu vực ôn đới và khu vực cận nhiệt đới. Thành phần của hành hoa chủ yếu là các loại tinh dầu, bao gồm:
- Tinh dầu sulfur.
- Thành phần Alliin (một loại kháng sinh tự nhiên).
- Các Acid hữu cơ như Acid Malic và một số thành phần Acid hữu cơ khác.
- Ngoài ra hành hoa còn có các thành phần như Galantin, Alli sulfit.
- Phần hạt hành hoa cũng chứa hoạt chất S-propenyl- l- eine sulfoxide.
Ngoài sử dụng làm gia vị, hành hoa còn được sử dụng để lợi tiểu, tiêu viêm, làm toát mồ hôi do có tính ấm, tính cay. Với một số người bị ngứa ngoài da và mắc một số vấn đề ngoài da khác như viêm da cơ địa, dân gian cũng thường sử dụng hành hoa để cải thiện các triệu chứng. Cách thực hiện cũng khá đơn giản:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm hành hoa, rửa sạch và để ráo nước sau đó cắt đoạn bằng đốt ngón tay.
- Cho hành hoa đã cắt vào nồi với khoảng 2 lít nước sau đó thêm muối và đun lên cho sôi.
- Khi nước trong nồi đã sôi thì tắt bếp sau đó chắt lấy nước, để cho bớt nóng.
- Dùng phần nước này để ngâm rửa trên vùng da bị viêm da cơ địa, kích ứng và ngứa ngáy. Nước hành hoa cũng có thể dùng để pha nước tắm giảm ngứa ở những vùng da khó ngâm rửa.
Hành hoa chữa viêm da cơ địa
3. Lá khế chữa viêm da cơ địa
Lá khế (tên khoa học Averrhoa carambola), là một trong những nguyên liệu tự nhiên được dân gian sử dụng khá nhiều để chữa các vấn đề về ngứa ngáy, mề đay, mẩn ngứa ở người lớn và trẻ em. Trong thành phần của lá khế có tính sát khuẩn nhẹ nhờ vào một số thành phần như:
- Các loại tinh dầu tự nhiên.
- Acid hữu cơ như Acid Oxalic, Acid Tartric, Acid Succinic, Acid Citric, Acid Oxalic.
Những thành phần này giúp cho lá khế có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn ngoài da rất tốt. Với những người bị ngứa ngáy, khó chịu do viêm da cơ địa, có thể sử dụng lá khế để giảm ngứa theo kinh nghiệm dân gian, gồm các bước dưới đây:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 7 cành khế, gồm lá khế.
- Cho các nguyên liệu vào nồi với lượng nước xâm xấp bề mặt sau đó đem đi đun sôi trong thời gian khoảng 20 phút.
- Khi nước đã bắt đầu sôi thì tắt nước sau đó để cho nước nguội bớt và lọc chắt lấy nước và lá khế ra.
- Đem phần nước lá khế đã chắt ra để cho nguội bớt sau đó dùng ngâm rửa tay chân hoặc pha với nước tắm.
Lá khế chữa viêm da cơ địa
4. Lá trầu không chữa viêm da cơ địa
Lá trầu không (Piper betle) là một trong những dược liệu quen thuộc trong đời sống. Ngoài công dụng để nhai, tăng hương vị, lá trầu không còn được sử dụng để làm dược liệu. Lá trầu không có khá nhiều thành phần tinh dầu và hoạt chất hữu ích, có lợi cho làn da, bao gồm:
- Hoạt chất betel-phenol.
- Hoạt chất chavibetol.
- Hoạt chất chavicol.
- Hoạt chất cadinen.
Lá trầu không sử dụng cho người bị viêm da cơ địa có tác dụng giảm ngứa. Cách thực hiện cũng khá đơn giản với nguyên liệu dễ chuẩn bị.
- Bạn có thể chuẩn bị một ít lá trầu không đem rửa sạch, để ráo nước.
- Sau khi đã rửa sạch lá trầu không, bạn cho vào nồi cùng với khoảng 2 lít nước, nấu cho đến khi nước sôi. Có thể thêm vào một chút muối trong khi nấu.
- Sau khi nước lá trầu không đã đun sôi, bạn tắt bếp và để cho ráo bớt nước.
- Thực hiện cách này liên tục trong vòng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối để giảm triệu chứng ngứa ngáy do viêm da cơ địa.
Lá trầu không chữa viêm da cơ địa
Ý kiến của chuyên gia về mức độ hiệu quả
Nhìn chung, các chuyên gia da liễu đều nhận định những phương pháp dân gian dùng nguyên liệu tự nhiên có mức độ hiệu quả tương đối. Tuy nhiên khi sử dụng để chăm sóc da đang bị viêm da cơ địa, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà hiệu quả có thể sẽ khác nhau. Có thể sử dụng các mẹo dân gian với nguyên liệu tự nhiên như một biện pháp hỗ trợ, song song với các biện pháp điều trị. Không nên quá lạm dụng các phương pháp điều trị này, đặc biệt không nên tự ý sử dụng để thay thế cho các phương pháp điều trị.