Đối với những bệnh ngoài da dai dẳng như viêm da cơ địa, một kế hoạch chăm sóc cụ thể rất quan trọng. Nếu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa càng khoa học thì tác dụng hỗ trợ điều trị càng tích cực hơn, giảm thời gian điều trị cũng như gia tăng đáng kể hiệu quả của phương pháp.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể khiến cho tình trạng da đỏ, ngứa, khô và viêm. Tình trạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể và kéo dài dai dẳng trong thời gian dài. Áp dụng các biện pháp điều trị và thực hiện một kế hoạch chăm sóc da phù hợp có thể giúp viêm da cơ địa được kiểm soát, tránh lan nặng hơn và sớm làm cho vùng da chóng lành.
Bệnh nhân hoặc thân nhân người bệnh có thể tham khảo kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa để có hướng chăm sóc hoặc tự chăm sóc một cách thuận lợi nhất. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa gồm các yếu tố sau:
1. Tắm và vệ sinh da đúng cách
Với người bị viêm da cơ địa, vệ sinh da rất quan trọng, giúp loại bỏ các yếu tố kích ứng trên bề mặt da, cải thiện tình trạng kích ứng và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, bệnh nhân viêm da cơ địa cần phải tắm đúng cách, khoa học thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh thực hiện sai sẽ gây ra tác động ngược lại. Với người bị viêm da cơ địa, khi tắm cần phải chú ý những nguyên tắc sau:
- Thời gian tắm không quá 10 phút mỗi lần. Tắm càng lâu thì da càng dễ bị khô, ngứa và khiến cho các phản ứng viêm da cơ địa bùng phát nặng hơn.
- Khi tắm nên sử dụng nước ấm, nhiệt độ vừa phải từ 34 – 37 độ, không nên dùng nước quá nóng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, khô và mất độ ẩm trên bề mặt da.
- Các loại sản phẩm sử dụng cho da khi tắm cần dịu nhẹ, nên ưu tiên sản phẩm không chứa chất tạo bọt, không có các hương liệu, chất tẩy mạnh để ngăn ngừa kích ứng da.
- Một số sản phẩm sữa tắm, dầu tắm khi sử dụng cho người bị viêm da cơ địa có thể pha loãng với nước trước khi dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng kích ứng da.
*Lưu ý: ngưng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nếu như có phản ứng kích ứng, dị ứng, ngứa ngáy và khó chịu trên bề mặt da, rửa sạch vùng da với nước sau đó thông báo cho bác sĩ điều trị.
Người bị viêm da cơ địa nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ
2. Áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm phù hợp
Dưỡng ẩm là giải pháp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho vùng da bị viêm da cơ địa, qua đó giúp giảm các triệu chứng khô, bong tróc và ngứa ngáy. Sau khi tắm, để ngăn ngừa da khô và mất độ ẩm có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm da theo chỉ định của bác sĩ. Nguyên tắc khi sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm đối với người bị viêm da cơ địa bao gồm:
- Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, an toàn và thân thiện với làn da.
- Tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc da chứa thành phần corticosteroid (nếu không có chỉ định của bác sĩ).
- Tùy theo mức độ khô da và tình trạng viêm da cơ địa của mỗi bệnh nhân mà có thể bôi sản phẩm dưỡng ẩm một hoặc nhiều lần trong ngày.
- Khi dùng sản phẩm dưỡng ẩm cần chú ý thoa đều tay, nhẹ nhàng và thoa sản phẩm theo hướng mọc của lông để tránh sản phẩm bám lại ở lỗ chân lông gây bít tắc.
Người bị viêm da cơ địa cần thường xuyên dưỡng ẩm cho da
3. Sử dụng các sản phẩm điều trị phù hợp, đúng chỉ định
Các sản phẩm điều trị cho bệnh nhân viêm da cơ địa thường có dạng kem, thuốc mỡ, dung dịch bôi ngoài da. Đa số những sản phẩm này đều chứa thành phần steroid, có thể sử dụng ngay sau khi tắm.
Tùy theo mức độ viêm da cơ địa mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể về loại kem điều trị, số lần bôi thuốc trong ngày, thời gian sử dụng cho mỗi đợt,… Bệnh nhân cần chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng thương tổn do viêm da cơ địa.
4. Tái khám đúng hẹn
Người bị viêm da cơ địa thường được chỉ định theo từng đợt ngắn, sau mỗi đợt, bác sĩ sẽ hẹn tái khám để đánh giá mức độ tiến triển bệnh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về thuốc điều trị, tiếp tục sử dụng thuốc cũ, chuyển sang thuốc mới hoặc ngưng điều trị. Một số nhóm thuốc như steroid sau khi điều trị ngắn ngày dưới 2 tuần thì phải ngưng và tái khám lại rồi mới điều trị đợt mới.
Người bị viêm da cơ địa cần thường xuyên thăm khám bác sĩ
*Lưu ý: bệnh nhân không được chủ quan bỏ qua tái khám, không tự ý ngưng thuốc đổi thuốc, dùng tiếp thuốc khi bệnh mới chớm lành. Việc tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể làm nặng thêm tình trạng viêm da cơ địa, gây ra các đợt bùng phát mạn tính, khó chữa.
5. Một số lưu ý khác khi bị viêm da cơ địa
Người bị viêm da cơ địa và người chăm sóc cần chú ý một số lưu ý dưới đây để tránh làm cho tình trạng viêm da cơ địa kích ứng, bùng phát mạnh hơn cũng như tránh tình trạng mắc thêm các bệnh ngoài da khác trong sinh hoạt, cuộc sống:
- Hạn chế tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn, tránh những khu vực không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn,…
- Hạn chế bơi lội trong nước hồ bơi do viêm da cơ địa có thể kích ứng với clo trong nước, làm phản ứng trầm trọng hơn.
- Sử dụng các loại trang phục mềm mại, thấm hút tốt, không bị thô, ráp, cứng,… gây ngứa và khó chịu trên da.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, dị ứng mà bạn đã từng mắc phải như các loại thực phẩm mà cơ địa của bạn dị ứng, các loại hóa chất, các dung môi,… và một số yếu tố khác,…
Lưu ý : Tuy rất hữu ích nhưng cách phòng bệnh viêm da cơ địa liên quan đến việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, ăn uống chỉ mang tính chất hỗ trợ. Để “cắt đứt” vòng lặp của bệnh, cần sử dụng thuốc có hiệu quả chuyên sâu, vừa xử lý căn nguyên, vừa loại bỏ triệu chứng, ổn định cơ địa và bảo vệ da toàn diện. Có như vậy, viêm da cơ địa mới không tái phát trong thời gian dài”.