Cắt amidan cho trẻ không phải là một thủ thuật đơn giản như nhiều cha mẹ lầm tưởng. Việc thực hiện cắt bỏ amidan cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như các cuộc phẫu thuật khác. Vậy cha mẹ có nên cho trẻ cắt amidan hay không và cần lưu ý những gì trước và sau phẫu thuật, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Có nên cắt amidan cho trẻ không?
Rất nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cho trẻ cắt amidan hay không. Cắt amidan ngày càng phổ biến nên nhiều người lầm tưởng đây là dạng phẫu thuật đơn giản và ít rủi ro. Thực tế không phải như vậy. Việc cắt amidan được chỉ định rõ ràng và cụ thể, không phải trường hợp nào cũng được phép cắt. Quá trình cắt và sau phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng như bao cuộc phẫu thuật khác.
Khi nào nên cắt amidan ở trẻ em?
Trong tây y, điều trị nội khoa chiếm đến 70% và thủ thuật ngoại khoa chỉ thực hiện khoảng 30% các trường hợp. Việc phẫu thuật chỉ được tiến hành khi thuốc điều trị không mang lại hiệu quả tích cực. Bệnh diễn tiến xấu và phức tạp, có khả năng khiến người bệnh gặp biến chứng.
Việc cắt amidan cho trẻ ngày càng được hạn chế hơn. Bởi y học đã chứng minh được vai trò của amidan đối với hệ miễn dịch của trẻ. Amidan là một trong những tổ chức sản sinh ra tế bào miễn dịch, giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ. Hầu hết trẻ bị viêm amidan ở giai đoạn nhẹ, cấp tính và không cần thiết phải cắt. Chỉ khi amidan bị viêm nhiễm nhiều và không còn lợi ích với cơ thể, thậm chí có thể khiến trẻ gặp biến chứng, bác sĩ mới đề nghị cắt bỏ.
Có nên cắt amidan cho trẻ không? Vấn đề này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể sau khi thăm khám
- Phẫu thuật cắt amidan sẽ được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm amidan cấp tái phát nhiều đợt, khoảng 4-5 lần/năm.
- Viêm amidan gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang
- Viêm amidan do liên khuẩn cầu tan huyết nhóm A dễ gây thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
- Amidan bị sưng to, phì đại gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ.
- Amidan hốc mủ gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
Trường hợp không được cắt amidan cho trẻ
Cắt amidan chỉ thích hợp với những trẻ đáp ứng đủ điều kiện thể chất. Trẻ không bị mắc các bệnh về máu, tim mạch và huyết áp ổn định. Bởi việc cắt amidan sẽ cần tốn nhiều máu. Tỷ lệ gặp rủi ro ít hay nhiều phụ thuộc vào việc kiểm soát đường hô hấp tốt hay không. Ngay cả khi trẻ nằm trong các trường hợp được quy định cắt amidan nhưng mắc các vấn đề nêu trên cũng không được phép phẫu thuật. Nếu cố tình thực hiện, tỷ lệ tử vong là rất cao. Do đó, cha mẹ phải cho trẻ thực hiện đầy đủ xét nghiệm sức khỏe trước khi quyết định phẫu thuật.
Phương pháp cắt amidan cho trẻ hiệu quả hiện nay
Hiện nay có khá nhiều phương pháp cắt amidan hiệu quả. Mỗi phương pháp sẽ có chi phí, ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé và cơ địa mà cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp cho con.
- Phương pháp sử dụng dao mổ đơn cực và siêu âm: Kỹ thuật này thực hiện khá nhanh, ít gây chảy máu nhưng nhiệt độ cắt đốt quá cao có thể gây bỏng những mô xung quanh và gây đau sau mổ cho bé.
- Bóc tách bằng dao: Kỹ thuật này cũng thực hiện khá nhanh, không gây bỏng các mô nhưng có thể khiến bé bị mất nhiều máu trong quá trình mổ.
- Phương pháp sluder thường hoặc điện: Phương pháp này có thể cắt triệt để amidan, thời gian phẫu thuật nhanh và an toàn, chi phí thấp. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ thực hiện cần có tay nghề cao.
- Cắt amidan bằng Coblator: Phương pháp khá an toàn, ít chảy máu, ít xâm lấy, vết thương mau lành nhưng chi phí thực hiện khá cao.
Biến chứng cắt amidan thường gặp ở trẻ
Biến chứng cắt amidan có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật. Một trong những rủi ro khó kiểm soát nhất là sốc phản vệ khi gây mê dẫn đến tử vong. Cho đến nay, y học vẫn chưa phát minh được loại thuốc gây mê an toàn tuyệt đối. Do đó, cha mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với rủi ro này khi cho trẻ cắt amidan.
Khi cắt bỏ amidan tiềm ẩn nhiều rủi ro nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý
Cha mẹ cũng cần tìm kiếm địa chỉ phẫu thuật cắt amidan an toàn. Bệnh viện phải có thiết bị y tế đảm bảo, bác sĩ có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Nếu bác sĩ có tay nghề kém, trẻ sẽ dễ bị bỏng mô xung quanh amidan, chảy máu không cầm được, phù nề lưỡi gà, chấn thương các mô họng tại chỗ, tụ máu gây tắc nghẽn đường thở… Còn sau phẫu thuật, việc chăm sóc không cẩn thận sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng amidan.
Cách chăm sóc cho trẻ sau khi cắt amidan
Sau khi phẫu thuật, cha mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng cho trẻ. Theo đó:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ qua thức ăn dạng mềm, lỏng.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn những thực phẩm thô cứng, gây rách vết mổ.
- Cho trẻ uống thuốc chống nhiễm trùng đầy đủ, đúng giờ, đúng liều.
- Cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý để súc họng diệt khuẩn.
- Không để trẻ nói to, khóc nhiều, chạy nhảy gây ảnh hưởng đến vết cắt.
- Sau cắt amidan từ 7-10 ngày nếu vẫn còn hiện tượng chảy máu, cha mẹ đưa trẻ đến bệnh viện để khắc phục kịp thời.
Cha mẹ cần cân nhắc kỹ về việc cắt amidan cho trẻ, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Cắt amidan sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan nặng nhưng không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật, cha mẹ nên tìm một phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như chữa viêm amidan từ thảo dược tự nhiên có tính đặc trị cao như đông y.