VIÊM HỌNG Ở TRẺ EM: ĐIỂM MẶT DẤU HIỆU VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT HAY

Viêm họng ở trẻ em là căn bệnh phổ biến xảy ra quanh năm nhưng vẫn khiến nhiều bậc phụ huynh trở tay không kịp. Bệnh khiến bé chậm lớn, đau ốm liên miên. Đáng nói, nếu không được xử lý sớm có thể dẫn tới biến chứng viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn huyết. Do vậy, hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc chế viêm họng với bố mẹ là điều rất cần thiết giúp bảo vệ trẻ tốt nhất.

Viêm họng ở trẻ em là gì? Làm sao nhận biết?

Viêm họng ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ở cổ họng xảy ra khi niêm mạc họng, hầu bị viêm do vi khuẩn, virus hoặc nấm tấn công. Viêm họng chia thành 2 dạng chính:

  • Viêm họng cấp tính: Chia thành viêm họng giả mạc, viêm họng đặc tính, viêm họng loét, viêm họng đỏ cấp.
  • Viêm họng mạn tính: Là viêm họng cấp tái lại nhiều lần, chia thành viêm họng mạn tính xuất tiết, viêm họng mạn tính quá phát (viêm họng hạt), viêm họng mạn tính xơ teo, viêm họng mủ…

Viêm họng ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến hiện nay

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ chẳng thể chỉ rõ cho bố mẹ biết trẻ đang bị đau, khó chịu ở đâu. Thay vào đó là bộc lộ bằng nhiều cách khác như:

  • Sốt li bì, người nóng ran, thân nhiệt lên tới 39 – 40 độ C
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho liên tục
  • Cơ thể mệt mỏi, quấy khóc về đêm, bỏ ăn, bú ít…
  • Đau đầu, ù tai, chóng mặt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi…
  • Sờ thấy hạch ở hai bên hàm dưới của trẻ, ấn vào thấy trẻ kêu đau

Ngoài ra, cần chú ý viêm họng ở trẻ có thể gồm viêm họng cấp, viêm họng mãn, viêm họng hạt hay viêm họng mủ. Mỗi loại bệnh đều có dấu hiệu lâm sàng khác nhau do vậy cha mẹ cần quan sát kỹ để nhận biết bệnh. Để chắc chắn, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, có thể liên hệ với bác sĩ tư vấn cụ thể.

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em bố mẹ nên biết

Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài rất dễ tấn công dẫn tới bệnh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 80% nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ là do virus, số còn lại do vi khuẩn như vi khuẩn phế cầu, liên cầu khuẩn nhóm A, virus… Ngoài ra, trẻ có thể mắc viêm họng do một số nguyên nhân khác như:

  • Do bị cảm cúm, sổ mũi, ho gà, sởi, thủy đậu
  • Do liên cầu khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus
  • Mắc bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus coxsackievirus A16
  • Bị dị ứng, hít phải các chất kích thích trong không khí (khói thuốc, lông động vật…)
  • Không khí khô khiến trẻ khó nuốt, ngủ mở miệng
  • Bị viêm nướu răng, nấm miệng

Viêm họng ở trẻ em có nguy hiểm không? Cần làm gì khi trẻ bị viêm họng?

“Viêm họng ở trẻ em có nguy hiểm không?” là vấn đề quan tâm với không ít bậc phụ huynh. Viêm họng ở trẻ em không phải bệnh nguy hiểm, nếu được phát hiện và khắc phục đúng cách, bệnh tình sẽ thuyên giảm sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu viêm họng ở trẻ em để lâu, không có hướng xử lý, hỗ trợ kịp thời, trẻ dễ bị áp-xe, viêm tấy quanh họng, mắc khí quản, viêm phổi. Nghiêm trọng hơn, khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào niêm mạc họng, phần kháng nguyên của vi khuẩn lưu hành trong máu, lắng đọng ở cầu thận, van tim, màng khớp, gây biến chứng viêm cầu thận, viêm cơ tim….

Viêm họng ở trẻ để lâu sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác

Khi trẻ bị viêm họng có biểu hiện sốt cao liên tục, bố mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và thực hiện xử lý theo các cách dưới đây:

  • Lau người cho trẻ bằng khăn ấm, đặc biệt là vùng cổ, nách và bẹn
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả hoặc nước muối loãng
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh không mặc nhiều quần áo
  • Nấu món ăn bổ dưỡng, dễ ăn như súp, cháo và cho trẻ ăn thành nhiều bữa
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, lông động vật
  • Cho trẻ dùng mẹo hỗ trợ chữa dân gian tại nhà từ chanh, mật ong, lá tía tô, bột nghệ, gừng…

Các mẹo trên có ưu điểm lành tính, an toàn, dễ thực hiện và có thể áp dụng cho mọi đối tượng trẻ. Tuy nhiên, vì hiệu quả xử lý khá thấp vì vậy chỉ được sử dụng như liệu pháp hỗ trợ đẩy lùi bệnh, thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ

Nếu trẻ liên tục bị sốt cao, bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám, giải quyết kịp thời. Hiện nay, bệnh viêm họng ở trẻ em thường được xử lý bằng 2 cách: Tây y hoặc Đông y.

Mách mẹ các phương pháp điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em hiện nay

Hiện nay, để đẩy lùi viêm họng ở trẻ em có nhiều phương pháp nhưng phổ biến nhất phải kể tới chữa bằng Tây y, Đông y, mẹo dân gian. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng, do vậy các bậc phụ huynh cần căn cứ vào trình trạng bệnh cũng như cơ địa của trẻ để lựa chọn phương pháp phù hợp.

  • Dùng tây y xử lý viêm họng cho trẻ

Khi bị viêm họng, trẻ thường được kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc một số loại thuốc kháng a-xit nhằm trung hòa axit dạ dày nhằm giúp giảm bớt triệu chứng ho, đau rát họng, sưng họng khó chịu. Tuy nhiên, tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Ví dụ viêm họng do vi khuẩn có thể sử dụng thuốc kháng sinh nhưng nếu viêm họng do virus sử dụng kháng sinh không có hiệu quả.

Trường hợp, trẻ bị viêm họng hạt sẽ được khuyến khích đốt hạt. Có nên đốt họng hạt không? Đốt hạt là cách tiêu diệt bệnh phổ biến và được đánh giá cao hiện nay. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trẻ dù áp dụng phương pháp đốt thì bệnh vẫn quay trở lại. Chưa kể, đốt nhiều lần dễ gây sẹo tại họng khiến người bệnh càng khó chịu bởi cảm giác vướng khi nuốt. Việc đốt họng hạt cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Đẩy lùi viêm họng cho trẻ bằng mẹo dân gian tại nhà

Nhiều phụ huynh vì sợ cho con dùng kháng sinh có nhiều tác dụng phụ nên chuyển qua xử lý bệnh bằng mẹo dân gian nhằm giảm đau họng, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng. Một số mẹo dân gian hỗ trợ điều trị thường dùng và cho hiệu quả tốt như:

Quất hấp mật ong: Dùng khoảng 10 quả quất chín vừa, rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt, sau đó chưng cách thủy với một chút mật ong. Khi nguội, cho bé uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 2 – 3 thìa cà phê.

Lá hẹ hấp đường phèn: Dùng lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày. Phương pháp này an toàn và hiệu quả đối với trẻ dưới 1 tuổi.

– Trà gừng: Gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ, đun sôi cùng nước. Dùng phần nước trà gừng còn ấm cho bé uống hàng ngày. Bố mẹ có thể pha thêm mật ong cho dễ uống.

Mặc dù những cách này an toàn, lành tính, nhưng hiệu quả chậm, chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bé viêm họng ở mức độ nặng, chỉ áp dụng những phương pháp này có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Có nhiều mẹo dân gian bố mẹ có thể áp dụng khi trẻ bị viêm họng

  • Đẩy lùi bệnh viêm họng ở trẻ em bằng Đông y

Bàn luận về cơ chế giải quyết bệnh viêm họng ở trẻ bằng Đông y, Y học cổ truyền (YHCT) lý luận viêm họng là căn bệnh xuất phát do phong – hàn – thấp – nhiệt xâm nhập cơ thể, khiến tác nhân dễ gây viêm nhiễm. Đồng thời, tà độc, phong nhiệt xâm nhập khiến thận tổn thương gây mất cân bằng âm – dương, sức đề kháng suy giảm, khiến cơ thể yếu ớt hơn.

YHCT giải quyết bệnh viêm họng ở trẻ em theo hướng bảo tồn, tức là không dùng thuốc, không can thiệp ngoại khoa lên cơ thể trẻ. Thay vào đó, YHCT sử dụng hệ thống thảo dược tự nhiên làm thuốc. Các vị dược liệu này chứa hoạt chất, gọi là “kháng sinh thực vật”. Khi kết hợp và sử dụng đúng cách sẽ có tác dụng tiêu đờm, giải độc, tả hỏa, thanh nhiệt… Thảo dược đem lại hiệu quả hỗ trợ đẩy lùi bệnh viêm họng ở trẻ em từ gốc rễ, đặc biệt lành tính với sinh lý cơ thể người Việt nên được ưa dùng.

Loại bỏ viêm họng cho trẻ bằng đông y vừa hiệu quả lại an toàn

Biện pháp giúp trẻ phòng ngừa viêm họng

Cùng với việc giải quyết viêm họng ở trẻ nhỏ thì cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của bé để ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh, gây viêm nhiễm cũng như các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bố mẹ nên:

  • Giữ môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày
  • Cho trẻ bổ sung nhiều nước, hoa quả nhằm giải nhiệt, kháng viêm
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm, luôn giữ nhiệt độ phòng ở 25 – 27 độ C.
  • Không tắm cho trẻ ngay khi vừa đổ nhiều mồ hôi, khi tắm dùng nước ấm
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

Hy vọng những thông tin trên giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về viêm họng ở trẻ em.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *