GỢI Ý CÁCH CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG MÙA LẠNH AN TOÀN

Khí hậu hanh khô mùa đông cùng với khói bụi, khói thuốc, lông động vật, phấn hoa… khiến bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh ngày càng gia tăng ở nước ta. Căn bệnh tưởng “xoàng” này nếu kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm thanh quản, viêm tai giữa, nhiễm trùng mắt, viêm màng não,… do đó mọi người phải cẩn trọng và sớm tìm cách điều trị dứt điểm.

Mùa đông hanh khô miền Bắc – điều kiện để bệnh viêm mũi dị ứng hoành hành

Nguyên nhân là do mũi có chức năng điều tiết, làm tăng độ ẩm cũng như làm ấm không khí khi vào cơ thể. Việc tiếp xúc không khí lạnh trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc mũi bị mẫn cảm, phản xạ quá mức gây các bệnh về đường hô hấp phổ biến là viêm mũi dị ứng. Bên cạnh gió lạnh, mũi còn dễ bị kích ứng với các dị nguyên như: khói, bụi, hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, lông thú, nấm mốc, khói thuốc…

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu:

  • Chảy nước mũi, hắt hơi, mũi ngứa khó chịu
  • Nghẹt mũi một hoặc cả 2 bên thường xuyên
  • Mắt bị ngứa, chảy nước mắt
  • Người mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ…
  • Một số triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình

Các dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng mùa lạnh

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh nếu được phát hiện sớm, chữa trị đúng cách sẽ không nguy hiểm gì, tuy nhiên để kéo dài sẽ dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng như:

  • Hen suyễn: Thống kê tại các bệnh viện cho thấy có khoảng 80% người bệnh hen suyễn có liên quan đến viêm mũi dị ứng.
  • Viêm xoang: Dịch mũi đọng lại lâu trong hốc mũi sẽ hình thành ổ viêm, tắc nghẽn xoang và gây viêm xoang.
  • Viêm họng: Khi bị viêm mũi dị ứng, dịch sẽ chảy xuống họng, đồng thời việc thở bằng miệng (mũi bị tắc) tạo điều kiện vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến viêm họng.
  • Viêm thanh quản: Đây cũng là biến chứng có thể gặp khi bị viêm mũi dị ứng mùa lạnh, ho kết hợp sự xâm nhập của virus, vi khuẩn khiến thanh quản bị viêm sưng.
  • Viêm tai giữa: Thường gặp ở trẻ nhỏ, các ổ viêm không chỉ tạo ở hốc mũi, xoang mà còn lan sang cả tai.
  • Suy giảm thị lực: Bên cạnh mũi, họng, viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có thể gây biến chứng đến mắt khiến khả năng nhìn bị suy giảm, đỏ, xước giác mạc…

Để tránh gặp phải những biến chứng kể trên đặc biệt là ở trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng, mọi người nên tìm biện pháp chữa trị kịp thời, đúng cách để dứt điểm bệnh hoàn toàn.

Chữa DỨT ĐIỂM viêm mũi dị ứng mùa đông bằng thảo dược thiên nhiên

Hiện có nhiều phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên việc tìm ra giải pháp chữa bệnh triệt để không hề dễ dàng. Nhiều người sử dụng mẹo dân gian tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng không cho hiệu quả cao. Trong khi đó, thuốc tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhưng nếu lạm dụng dễ gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng chức năng gan, thận…

Thay vì 2 phương pháp trên, theo khảo sát của phóng viên chuyên trang chúng tôi, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh. Sở dĩ như vậy bởi các bài thuốc nam có hiệu quả trị bệnh dứt điểm, ngừa tái phát và đặc biệt là không gây tác dụng phụ. Vậy giữa một rừng các bài thuốc nam hiện có trên thị trường, đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh?

Bên cạnh sử dụng bài thuốc viêm mũi dị ứng, để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, người bệnh nên:

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Tắm rửa giặt giũ thường xuyên, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với động vật.
  • Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là sản phẩm từ thiên nhiên.
  • Giữ cơ thể ấm, kín khi ra đường, không quên mang theo khẩu trang, khăn len, mũ, găng tay, tất chân… khi ra đường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *