Chữa bệnh á sừng tại nhà với rau răm là giải pháp tự nhiên được nhiều người lựa chọn bởi tính tiết kiệm, nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện. Vậy cách thực hiện mẹo dân gian này như thế nào và cần lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên.
Công dụng chữa bệnh á sừng của rau răm
Rau răm là một loại rau gia vị được sử dụng khá phổ biến. Với vị cay nồng, tính ấm, tác dụng sát trùng, tiêu thực và tán hàn, thảo dược này còn được dùng để chữa tiêu chảy, lạnh bụng, đầy hơi, sốt và chống buồn nôn. Ngoài ra do có tác dụng sát trùng nên rau răm còn được nhân dân tận dụng để chữa rắn cắn và các bệnh ngoài ra như hắc lào, ghẻ lở, rôm sảy và bệnh á sừng.
Á sừng là một dạng tổn thương da mãn tính và dễ tái phát – đặc biệt là vào thời điểm độ ẩm và nhiệt độ giảm thấp. Bệnh lý này thường gây nứt nẻ da, ngứa ngáy, dày sừng, khô ráp và bong tróc. Mặc dù chỉ gây tổn thương ngoài da nhưng triệu chứng của bệnh có thể gây không ít phiền toái trong cuộc sống.
Với những trường hợp á sừng nhẹ, nhân dân thường sử dụng rau răm để giảm ngứa, loại bỏ lớp da dày sừng, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Mẹo chữa á sừng bằng rau răm có cách thực hiện khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và chi phí thấp nên được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và chỉ đem lại cải thiện đối với những trường hợp bệnh có mức độ nhẹ, tổn thương xảy ra ở phạm vi nhỏ và chưa phát sinh biến chứng.
3 cách dùng rau răm chữa bệnh á sừng đơn giản
Rau răm có đặc tính tiêu viêm và sát trùng, giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ, nứt nẻ và dày sừng do á sừng gây ra. Tuy nhiên thảo dược này có vị cay nồng và không có đặc tính làm dịu da, vì vậy nên sử dụng kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác như cây sài đất, nha đam, muối biển,…
1. Ngâm rửa bằng nước sắc rau răm và muối
Trong trường hợp á sừng xảy ra ở gót chân hoặc bàn tay, bạn có thể áp dụng biện pháp ngâm rửa bằng nước sắc rau răm. Biện pháp này có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm, làm mềm vùng da dày sừng và hỗ trợ loại bỏ các tế bào chết.
Ngoài tác dụng của rau răm, mẹo chữa này còn tận dụng đặc tính của muối nhằm tăng tác dụng điều trị, hỗ trợ tiêu viêm và ức chế virus, nấm và vi khuẩn gây hại.
Ngâm rửa với nước sắc rau răm và muối giúp giảm ngứa, làm mềm da và sát trùng
Cách thực hiện:
- Ngâm rửa 1 nắm rau răm tươi với nước muối.
- Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
- Đun sôi 2 lít nước và cho rau răm vào.
- Tắt bếp và ngâm trong khoảng 10 phút.
- Sau đó đổ nước vào thau và thêm 1 ít nước lạnh vào đến khi nước có độ ấm vừa phải.
- Thêm 1 thìa muối, khuấy đều và dùng ngâm rửa da đến khi nước nguội hoàn toàn.
- Cuối cùng, dùng khăn sạch lau khô da và sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm tình trạng da khô và nứt nẻ.
2. Kết hợp rau răm và cây sài đất
Sài đất (húng trám) là loài thực vật mọc hoang dại tại nhiều địa phương ở nước ta. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, thảo dược này có vị hơi chua, ngọt nhẹ, tính mát, tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và giảm ngứa. Sài đất thường được dùng để chữa rôm sảy, mụn nhọt, lở loét và các bệnh da liễu khác.
Đối với trường hợp bị á sừng, nhân dân thường kết hợp rau răm với sài đất để giảm vị cay nồng của rau răm, đồng thời tăng tác dụng làm dịu da, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy.
Câu sài đất có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm và giảm ngứa da do bệnh á sừng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá sài đất và 1 ít rau răm.
- Sau đó để ráo nước và cho vào nồi.
- Đun sôi với 1 – 2 lít nước.
- Có thể dùng nước để ngâm rửa vùng da bị ảnh hưởng hoặc dùng để tắm 2 lần/ tuần.
3. Mẹo chữa á sừng bằng rau răm và lô hội
Lô hội có tính mát, tác dụng giảm viêm, cải thiện ngứa ngáy và thúc đẩy làm lành tổn thương da. Do đó kết hợp thảo dược này với rau răm có thể làm dịu vùng da tổn thương, giảm nứt nẻ, tiêu viêm, ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm.
Kết hợp nha đam với rau răm giúp làm dịu vùng da hư tổn, giảm nứt nẻ và khô ráp
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 ít rau răm và để ráo nước.
- Giã nát và vắt lấy dịch ép.
- Sau đó trộn với 1 ít gel nha đam.
- Làm sạch vùng da tổn thương và thoa hỗn dịch trực tiếp lên da.
- Để trong khoảng 10 – 20 phút và rửa lại với nước sạch.
Sau khi rửa lại với nước, bạn có thể dùng 1 ít gel nha đam thoa lên da để giữ ẩm, giảm tình trạng nứt nẻ và khô ráp do bệnh á sừng gây ra.
Dùng rau răm chữa bệnh á sừng có hiệu quả không?
Á sừng là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da dày sừng, nứt nẻ, khô ráp và bong tróc. Hiện tại nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định cụ thể nhưng qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cơ chế bệnh sinh có liên quan đến hoạt động miễn dịch dị ứng, rối loạn chuyển hóa da cộng hưởng với các yếu tố thúc đẩy.
Do nguyên nhân chưa được làm rõ nên chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Các phương pháp y tế (sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu) được áp dụng chỉ giúp cải thiện tổn thương lâm sàng, ngăn ngừa triệu chứng lan rộng và dự phòng biến chứng.
Trong giai đoạn bệnh ổn định hoặc chỉ bùng phát các triệu chứng có mức độ nhẹ, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên có dược tính tương ứng để cải thiện tổn thương da. Tuy nhiên hầu hết các mẹo chữa từ thiên nhiên đều có tác dụng chậm và chỉ đem lại hiệu quả đối với một số trường hợp nhất định.
Vì vậy bạn cần tránh tình trạng phụ thuộc vào mẹo chữa á sừng bằng rau răm. Thay vào đó nên kết hợp giữa các biện pháp khắc phục với chế độ chăm sóc khoa học nhằm kiểm soát tổn thương và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng tiêu cực.
Cần lưu ý gì khi dùng rau răm chữa bệnh á sừng?
Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc với người Việt và có độ an toàn tương đối cao. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro và đảm bảo hiệu quả điều trị khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý những thông tin quan trọng sau:
Nên kết hợp mẹo chữa từ rau răm với các biện pháp chăm sóc da như dưỡng ẩm, uống nhiều nước,…
- Nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện nhằm giảm nguy cơ mẫn cảm và dị ứng da.
- Tuyệt đối không áp dụng mẹo chữa á sừng bằng nguyên liệu tự nhiên khi da có dấu hiệu nứt nẻ, viêm đỏ và rướm máu.
- Á sừng đặc trưng bởi tình trạng da khô ráp, dày sừng và nứt nẻ. Vì vậy ngoài các biện pháp cải thiện, bạn nên tăng cường uống nước và sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để làm giảm tổn thương da.
- Hạn chế các thói quen tác động xấu đến triệu chứng trên da như gãi cào và ma sát. Đồng thời tránh để vùng da bị ảnh hưởng tiếp xúc với các yếu tố kích thích như hóa chất, kim loại, xà phòng, phấn hoa, lông chó mèo,…
- Thận trọng khi vệ sinh nguyên liệu trước khi sử dụng. Nguyên liệu chưa được làm sạch có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dùng rau răm chữa á sừng tiết kiệm, dễ thực hiện nhưng chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, giảm triệu chứng bên ngoài, KHÔNG TRỊ BỆNH TỪ GỐC. Thậm chí, nếu lạm dụng hoặc dùng rau răm sai cách có thể khiến á sừng BỘI NHIỄM, TỔN THƯƠNG LAN RỘNG, đe dọa nhiều biến chứng trầm trọng. Vì vậy, nếu bệnh á sừng diễn tiến lâu ngày, có dấu hiệu tái phát, người bệnh cần sớm điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu, giúp xử lý dứt điểm bệnh, ngăn ngừa biến chứng.