BỆNH VIÊM DA DẦU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN

Bệnh viêm da dầu tuy là chứng bệnh nhẹ, không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, khó điều trị dứt điểm lại dễ tái phát. Vậy, đâu là bài thuốc và cách chữa trị viêm da dầu hiệu quả nhất? Bài biết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu viêm da dầu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tối ưu hoàn toàn tự nhiên.

Bệnh viêm da dầu là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da dầu (tên khoa học: seborrheic dermatitis) hay còn gọi là viêm da tiết bã, chàm da mỡ (tên khoa học: seborrheic eczema) là tình trạng viêm da rất thường gặp, dễ trở thành mãn tính, dễ tái phát. Vị trí bệnh viêm da dầu xuất hiện chủ yếu ở đầu, mặt, ngực hay vùng liên bả vai. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ em và người lớn.

Bệnh tạo ra lớp dầu bóng trên bề mặt da

Viêm da dầu ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Ở người lớn, bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên với tỷ lệ ngày càng tăng cao, đặc biệt ở người già. Và nam giới có tỷ lệ bệnh nhiều hơn nữ giới.

Gàu (tên khoa học: dandruff) hay vảy phấn da đầu (tên khoa học: pityriasis capitis) là một dạng viêm da dầu không viêm. Gàu có biểu hiện rất dễ nhận biết, đó là những vảy trắng mịn như cám, xuất hiện với mức độ nhiều hoặc ít ở trên da đầu. Gàu cũng là một dạng viêm da dầu thường gặp nhất.

Viêm da dầu gây ngứa ngáy, khó chịu và phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống. Da luôn trong tình trạng bong tróc ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh lo âu, căng thẳng, thiếu tự tin trong giao tiếp. Viêm da dầu ở mặt, ở đầu chữa mãi không hết khiến nhiều người rơi vào trầm cảm.

Các trường hợp viêm nhiễm nặng hơn, viêm da tiết bã có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, bội nhiễm, tổn thương da nghiêm trọng. Khi da bị bội nhiễm việc điều trị trở nên khó khăn và dễ để lại sẹo xấu, khó khắc phục. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động khám chữa ngay khi có biểu hiện tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu

Cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da tiết bã. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc chẩn đoán và điều trị. Theo nhiều nghiên cứu, viêm da dầu có liên quan đến 1 số vấn đề sau:

  • Viêm da dầu do di truyền: Trong gia đình có người bị viêm da dầu thì khả năng thế hệ sau mắc bệnh này cao hơn so với người khác.
  • Viêm da dầu do rối loạn nội tiết: Nội tiết rối loạn, hormone thay đổi làm quá trình tiết dầu dưới da cũng thay đổi theo, do đó gây nên bệnh. Bệnh viêm da dầu do nguyên nhân này thường gặp ở những người trong độ tuổi vừa qua giai đoạn dậy thì hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Viêm da tiết bã do chức năng gan thận suy yếu: Gan thận suy yếu sẽ làm cho quá trình đào thải và đưa chất độc ra ngoài bị ngưng trệ. Các độc tố sẽ tiết ra ngoài da và làm xuất hiện bệnh viêm da dầu tiết bã nhờn.
  • Viêm da do thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường làm sức đề kháng của da bị yếu đi. Đặc biệt, nếu trời quá nóng làm da tiết nhiều bã nhờn để hạn chế nguy cơ mất nước cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Viêm da tiết bã nhờn do lạm dụng mỹ phẩm: Hóa chất trong mỹ phẩm nếu sử dụng trong thời gian dài dễ làm tổn thương da, tăng tiết bã dầu nhờn gây bệnh.
  • Viêm da dầu do các nguyên nhân khác: tác dụng phụ của thuốc tân dược, stress, tiếp xúc hóa chất, dinh dưỡng không hợp lý…

Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể

Triệu chứng viêm da dầu thường gặp

Bệnh viêm da dầu hay viêm da tiết bã có một số triệu chứng điển hình như:

  • Mẩn đỏ xuất hiện trên da ngày càng rõ, có đóng vảy vàng hoặc trắng. Vảy dễ bong tróc, da dày hơn. Ngoài ra, cũng có một số loại vảy tương tự như gàu, chứa nhiều dầu và thường dính vào da.
  • Da tiết nhiều dầu, có thể ngứa ngoài da, khi gãi thường chảy máu nhẹ.
  • Da dễ bị tổn thương, có mảng phủ lên những chỗ da bị viêm.
  • Da tiết nhiều bã hơn khi thời tiết hanh khô, vùng viêm có thể lan rộng đến chân lông mày hoặc tóc làm rụng lông mày, rụng tóc.

Cũng có những trường hợp, người bệnh bị nhầm giữa viêm da dầu với bệnh vẩy nến bởi có chung triệu chứng là da bị đỏ, đóng vảy. Tuy vậy, đây là 2 chứng bệnh hoàn toàn khác nhau với nguyên nhân khác nhau, không xếp cùng nhóm bệnh được. Để xác định được rõ bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được thăm khám.

Viêm da dầu có lây không, có chữa khỏi được không và khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm da dầu thường không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người thường qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Ngoại trừ yếu tố di truyền có thể khiến thế hệ con cái có gen di truyền viêm da tiết bã từ bố mẹ. Tuy không có khả năng lây nhiễm nhưng vùng da bị viêm dễ lan rộng sang các vùng lân cận.

Hiện nay việc điều trị bệnh viêm da dầu còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi chuyển sang giai đoạn mãn tính. Căn bệnh này có thể được điều trị khỏi ở đợt này nhưng vẫn có nguy cơ tái phát cao nếu như các nguyên nhân gây bệnh chưa được khắc phục.

Trong một nghiên cứu mới công bố của các nhà khoa học thuộc trường đại học Western: Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng chữa khỏi bệnh viêm da dầu trong thời kì đầu chiếm tỷ lệ khoảng 48% trong tổng số người mắc bệnh. Khoảng 29% bệnh nhân do chữa bệnh chậm trễ khiến cho việc điều trị kéo dài và có nguy cơ cao tái phát bệnh trở lại. Những trường hợp còn lại, 23% bệnh nhân bị viêm da dầu mãn tính phải sống chung với căn bệnh này suốt đời.

Nói như vậy không có nghĩa là bệnh nhân chấp nhận buông xuôi, bi quan hoặc lo lắng quá mức khiến cho bệnh tình thêm nặng. Nếu tiến hành điều trị bệnh viêm da dầu sớm và đúng cách thì bệnh tình vẫn có thể được kiểm soát ở mức ổn định trong một thời gian dài, ít tái phát hơn. Bệnh nhân vẫn có thể sống chung với căn bệnh này mà không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Bệnh nhân nên sắp xếp thời gian tới bệnh viện gặp bác sĩ ngay khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Trong người cảm thấy khó chịu, bứt rứt, ngứa ngáy tới nỗi mất ăn mất ngủ, không còn tâm trí và sự tập trung cần thiết để thực hiện các công việc trong gia đình cũng như tại công sở.
  • Bệnh nhân mới phát bệnh lần đầu, chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh của mình và cũng không biết làm cách nào để điều trị bệnh sao cho hiệu quả.
  • Diện tích vùng da bị tổn thương có khuynh hướng lan rộng.
  • Các triệu chứng của bệnh viêm da dầu có biểu hiện ngày càng trầm trọng.
  • Đã tự điều trị tại nhà nhưng tình hình không được cải thiện.
  • Bệnh nhân bị viêm da dầu có biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm trùng, da tiết dịch hay có mủ.
  • Người bệnh bị sốt cao.

Hiện nay, bất kì bệnh viện nào cũng tiếp nhận thăm khám và điều trị bệnh viêm da tiết bã. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh được chính xác bạn nên tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Chắc chắn với kinh nghiệm của mình, các bác sĩ tư vấn cho bạn một phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

3 cách chữa bệnh viêm da dầu phổ biến nhất

Hiện nay bệnh nhân có nhiều sự lựa chọn để điều trị căn bệnh này. Một số trường hợp bệnh có thể được khắc phục tại nhà bằng các mẹo dân gian. Số khác bị nặng hơn thì cần dùng đến các phương pháp có tác động mạnh như uống thuốc Tây hoặc thuốc Đông y.

1. Cách chữa viêm da dầu tại nhà bằng mẹo dân gian

Với những người bị viêm da đầu cấp tính, bệnh mới phát triển chưa quá trầm trọng thì việc điều trị bệnh bằng các mẹo dân gian được ưu tiên lựa chọn. Sử dụng 1 số nguyên liệu tự nhiên đúng cách, các triệu chứng của bệnh viêm da dầu sẽ dần được cải thiện.

✧ Chữa viêm da dầu bằng dầu oliu hoặc dầu dừa

Dầu ô liu và dầu dừa đều là những loại “mỹ phẩm tự nhiên” có tác dụng dưỡng ẩm cực tốt. Ngoài ra chúng còn có khả năng sát khuẩn nhẹ, hạn chế tiết dầu nhờn và làm sạch vùng da bị bệnh. Người bị viêm da dầu sử dụng hai nguyên liệu này thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh tình trạng kích ứng và ngứa ngáy do bệnh gây ra.

Với cách điều trị bệnh viêm da dầu đơn giản này, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị, dùng khăn mềm thấm khô da.
  • Sau đó lấy dầu dừa và dầu ô liu pha với nhau theo tỷ lệ 1: 1 thoa lên những khu vực da đang bị viêm.
  • Lưu lại hỗn hợp trên da 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
  • Chăm chỉ thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước lúc đi ngủ, bạn sẽ sớm thấy được kết quả bất ngờ.

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên lành tính

✧ Trị viêm da dầu bằng giấm táo

Giấm táo có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, làm mềm da. Vì vậy, giấm táo được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã nhờn bằng cách: Gội sạch da dầu bằng dầu gội dịu nhẹ. Sau đó, pha loãng giấm táo với nước và thoa đều lên da đầu, massage nhẹ nhàng trong 5 phút. Cuối cùng gội lại bằng nước sạch.

→ Đánh giá về phương pháp chữa bệnh viêm da dầu bằng mẹo tự nhiên:

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, an toàn tuyệt đối cho da, tiết kiệm chi phí thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.
  • Nhược điểm: Hiệu quả không cao đối với các trường hợp bị bệnh nặng. Bệnh nhân cần kiên trì thực hiện đều đặn trong một thời gian dài.

2. Cách chữa trị viêm da dầu bằng Tây y

Các loại thuốc Tây thường được dùng để trị bệnh viêm da dầu là: Gel corticoid và dung dịch lotion. Nhiều kem corticoid thường được dùng kết hợp với các thuốc chống nấm như thuốc kháng sinh và clotrimazol.

Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu gội chống nấm như zinc pyrithione, selenium sulfide, ketoconazol ketoconazol shampoo 2%. Nên gội 2-3 lần/tuần.

→ Đánh giá:

  • Ưu điểm: Tác dụng diệt vi khuẩn, giảm viêm nhanh chóng.
  • Nhược điểm: Việc lạm dụng thuốc chữa viêm da dầu chứa corticoid sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ tới da như khô da, sạm da, teo da, da bị lão hóa nhanh,…

Lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra những biến chứng nặng nề

3. Đẩy lùi viêm da dầu AN TOÀN – HIỆU QUẢ bằng Y học cổ truyền

Theo Dông y, viêm da dầu thường xuất phát từ yếu tố nội tà ở trong cơ thể gây nên. Chức năng gan thận suy yếu không đào thải được độc tố trong cơ thể ra ngoài. Tuyến bã nhờn ở da hoạt động mạnh mẽ, tiết ra lượng bã nhờn nhiều. Cùng với đó là những yếu tố bên ngoài xâm nhập, gây nên tình trạng viêm da dầu.

→ Đánh giá:

  • Ưu điểm: Thành phần trong các bài thuốc đông y đều là thảo dược thiên nhiên lành tính không gây tác dụng phụ hay độc hại cho cơ thể. Các bài thuốc Đông y ngoài tác dụng viêm da dầu tận gốc còn có tác dụng điều hòa toàn thân, đào thải độc tố trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tái phát.
  • Hạn chế: Do điều trị vào căn nguyên của bệnh nên thời gian sử dụng dài hơn, đòi hỏi người bệnh kiên trì.

Viêm da dầu ăn gì, kiêng gì? Cách chăm sóc ngừa tái phát

Để hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã đem lại hiệu quả tốt cũng như phòng tránh nguy cơ tái phát, người bệnh cần tuân thủ tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống, chăm sóc da tại nhà. Một số lời khuyên dành cho người bệnh như sau:

Bổ sung vitamin trong chế độ ăn uống

Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin A, D, E trong thực đơn hàng ngày có thể giúp ức chế quá trình phát triển của bệnh viêm da dầu. Trong đó, mỗi loại vitamin đều đóng một vai trò nhất định đối với làn da như:

  • Vitamin A:

Vitamin A là thành phần cấu tạo nên da và niêm mạc. Nó giúp làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ tế bào da khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại, đồng thời kích thích sản sinh collagen để da có độ đàn hồi tốt hơn. Đu đủ, cà rốt, khoai lang, dưa đỏ, ớt chuông, trái cây khô, xoài, rau diếp, rau lá màu xanh thẫm… là những loại thực phẩm giàu vitamin A bạn không nên bỏ qua.

Thực phẩm giàu vitamin A tốt cho người bị viêm da dầu

  • Vitamin D:

Ngoài vai trò giúp cơ thể hấp thu canxi, vitamin D còn mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị bệnh viêm da dầu ở đầu hay ở nhiều vị trí khác trong cơ thể. Nó giúp tái tạo, phân chia các tế bào da, đem lại cho bạn một làn da mới tươi trẻ hơn.

Bạn có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể thông qua việc tắm nắng, uống viên nang bổ sung hoặc thông qua đường ăn uống. Các thực phẩm giàu vitamin D nhất phải kể đến trứng, sữa đậu nành, ngũ cốc các loại, sữa và các chế phẩm từ sữa.

  • Vitamin E:

Vitamin E được biết đến như là một phương thuốc dưỡng ẩm, chống lão hóa da rất tuyệt vời. Việc bổ sung đầy đủ vitamin E cũng giúp các tế bào da bị tổn thương nhanh hồi phục hơn. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm như rau cải xanh, cà chua, hạt dẻ, hạnh nhân hay các loại dầu thực vật.

Nếu đang bị viêm da dầu bạn nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa những loại vitamin trên trong thực đơn để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Bổ sung nhiều rau xanh, quả tươi vào chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt là các loại rau củ quả có chất chống oxy hóa cao như cà chua, cam, quýt, khoai lang, ớt chuông. Ngoài ra bệnh nhân bị viêm da dầu cũng được khuyên ăn sữa chua thường xuyên để thúc đẩy tiêu hóa, giúp ngăn ngừa và làm giảm viêm nhiễm trên da.

Uống nhiều nước hơn

Uống nước cũng giúp cải thiện được tình trạng bệnh viêm da dầu. Khi da bị thiếu nước chính là lúc tuyến bã nhờn phải hoạt động mạnh để cân bằng độ ẩm cho da. Điều này rất bất lợi cho người bệnh bởi da luôn trong tình trạng ẩm ướt, nhờn bóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập khiến da bị ngứa ngáy và viêm nhiễm nặng hơn. Do vậy nếu cơ thể được bổ sung nước đầy đủ thì tình trạng trên cũng sẽ được cải thiện.

Thực phẩm người bị viêm da dầu nên kiêng ăn

Bệnh nhân nên hạn chế các đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Các thực phẩm có chất gây dị ứng và làm tăng cơn ngứa như cá biển, sữa, đậu phộng, tôm, cua… cũng không nên có mặt trong thực đơn của người bị bệnh viêm da dầu.

Không dùng thuốc lá, rượu bia, cà phê. Chúng có thể gây kích thích thần kinh, làm phản ứng viêm da trở nên mạnh mẽ hơn.

Chăm sóc da, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần thay đổi sinh hoạt và cách chăm sóc da hợp lý để hạn chế bệnh tái phát.

  • Tập các bài thể dục vừa với sức của bản thân để nâng cao thể trạng, giúp cơ thể có sức chống đỡ lại bệnh tật.
  • Tránh bụi bẩn, gió thổi vào vùng da bị bệnh, bảo vệ da đặc biệt là trong mùa đông.
  • Tránh căng thẳng, stress hay làm việc muộn, thức khuya quá mức…
  • Khi ra ngoài, nên che chắn vùng da đang bị viêm cẩn thận để không bị bụi bẩn bám vào làm bệnh lâu lành.
  • Bệnh nhân nên ra ngoài tắm nắng khoảng 20 phút mỗi buổi sáng. Ánh nắng mặt trời sẽ là nguồn bổ sung vitamin D tốt nhất giúp bạn chữa lành các tổn thương. Thời điểm tắm nắng trong ngày tốt nhất là từ 6-9h sáng.
  • Bên cạnh việc uống nhiều nước thì người bị viêm da dầu cũng nên thoa kem dưỡng ẩm đều đặn vào buổi sáng và buổi tối để chống khô da, kiểm soát hoạt động tiết dầu trên khu vực da bị bệnh.

Hy vọng với những phân tích trên từ chuyên gia bệnh nhân có thể tìm cho mình được phương pháp điều trị bệnh viêm da dầu hiệu quả, phù hợp nhất với tình trạng, cơ địa của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *