TÌM HIỂU BỆNH VIÊM DA TIẾT BÃ NHỜN Ở TRẺ SƠ SINH

Dân gian thường gọi những mảng vảy nhờn bám dính trên da đầu của trẻ là “cứt trâu”. Tuy nhiên, theo khái niệm của y khoa, đây là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu chung về bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh là thể viêm da phổ biến, gây triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng bệnh để phụ huynh nắm rõ và phòng ngừa cho con.

1/ Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Cũng giống như viêm da tiết bã, viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh là tình trạng xuất hiện các mảng tróc hay mảng màu vàng giống gàu xuất hiện trên da đầu của trẻ. Bệnh thường khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Không giống như viêm da tiết bã nhờn ở người lớn, bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh thường dễ điều trị nếu cha mẹ tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2/ Triệu chứng viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng viêm da tiết bã nhờn thường gặp ở trẻ em điển hình như:

  • Trên da đầu thường xuất hiện lớp vảy dày hay mảng tróc.
  • Da nhờn hoặc khô và được bao phủ bởi các mảng màu vàng hoặc trắng.
  • Da bong ra và có thể ửng đỏ.
  • Ngoài sự xuất hiện trên da đầu, cha mẹ có thể thấy các mảng vảy tương tự ở vùng bẹn, mũi và tai hay lông mày của con.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh thường không gây ngứa nhưng bệnh thường rất dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh ngoài da khác như chàm sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phân biệt hai căn bệnh này dựa vào triệu chứng bệnh chàm gây ngứa và viêm da tiết bã lại không.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng này còn có một số triệu chứng viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được đề cập. Vì vậy, nếu thấy con xuất hiện những biểu hiện nêu trên, cha mẹ nên đưa con thăm khám.

3/ Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh?

Bước qua thế kỉ 21 nhưng các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh không phải do lây nhiễm hoặc do vấn đề vệ sinh kém. Bệnh xuất hiện một phần là do yếu tố di truyền. Ngoài ra, một trong những yếu tố khác gây bệnh đó là do nấm men malassezia tồn tại trên da.

4/ Chẩn đoán bệnh viêm da tiết bã nhờn ở con trẻ sơ sinh

Thông thường để chẩn đoán bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh các bác sĩ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh. Chẳng hạn dựa vào đặc điểm là các mảng gàu nhờn xuất hiện trên da có màu trắng hay vàng, không gây mủ, chảy dịch, không ngứa, trừ trường hợp bệnh bội nhiễm.

Biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ở một số vị trí đặc trưng như trên da đầu, mặt, vùng nếp gấp, cổ, tai,… Da thường bị đỏ ứng dưới lớp vảy. Một số trường hợp vảy bong tróc gây dụng tóc. Tuy nhiên, tóc thường mọc trở lại sau đó và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh thường không cần điều trị hay can thiệp từ y tế. Bệnh sẽ tự khỏi sau đó vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, trong thời gian chờ bệnh tự khỏi cha mẹ cũng có thể vệ sinh da đầu sạch sẽ cho con.

1/ Dầu gội trị viêm da tiết bã trẻ sơ sinh

Nếu gội đầu cho con bằng nước không giúp loại bỏ các mảng gàu trên da đầu. Các mẹ cũng có thể sử dụng các loại dầu gội có chứa chất chống tiết bã như selenium sulfide hoặc pyrithione zinc để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Hoặc cũng có thể sử dụng dầu gội chứa chất kháng nấm như ketoconazole để cải thiện bệnh. Gợi ý một số loại dầu gội có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.

Dầu gội trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Selsun

Là một trong những sản phẩm đặc trị gàu, loại bỏ da dầu của tập đoàn dược phẩm nổi tiếng Rohto – mentholatum. Với công dụng trị gàu, đặc biệt là nấm malassezia, Selsun không chỉ giúp giảm ngứa mà còn giúp làm giảm tiết bã nhờn, ức chế sự hình thành và phát triển của lớp sừng trên da đầu. Bên cạnh đó, Selsun còn giúp phục hồi làn da bị tổn thương, hạn chế bệnh tái phát.

Dầu gội Nizoral

Thành phần chính của Nizoral là Ketonazole giúp trị nấm, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp hồi phục làn da bị tổn thương, giảm ngứa và giúp loại bỏ bã nhờn trên da đầu. Vì vậy, cha mẹ có thể lựa chọn dầu gội Nizoral để điều trị viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh.

Dầu gội Haicneal

Dầu gội Haicneal là một trong những loại dầu gội trị viêm da tiết bã trẻ sơ sinh cha mẹ nên tham khảo và lựa chọn làm sản phẩm điều trị bệnh cho con. Tuy nhiên, dầu gội này không phải là thuốc trị nấm nên không có hiệu quả chữa trị đối với trường hợp viêm da tiết bã nhờn do nấm gây ra.

Dầu gội Ginger Scalp Care

Được chiết xuất từ các hoạt chất tự nhiên như mật ong và gừng tươi, dầu gội Giger Scalp Care không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho da mà còn giúp loại bỏ những lớp vảy da bong tróc, đồng thời làm mềm mịn da đầu.

Lưu ý: Trong quá trình dùng dầu gội trị viêm da tiết bã trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên dùng các chế phẩm hoặc sản phẩm có chứa thành phần acid salicylic. Bởi hoạt chất hóa học này có thể gây độc và kích ứng da khiến tình trạng viêm ở con trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất, cha mẹ nên dùng các sản phẩm được bác sĩ da liễu chỉ định.

2/ Dùng dâu tằm điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Theo ghi chép của giới y học cổ truyền, lá dâu tằm có tính hàn và vị đắng ngọt có tác dụng nhuận phổi, phân tán gió nhiệt. Vì vậy, vị thuốc này rất hữu ích trong việc điều trị bệnh cảm lạnh, mụn nhọt, tàn nhang,… trong đó có bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng thân cây dâu tằm: Cha mẹ chặt cây dâu tằm thành từng khúc ngắn và đem phơi khô. Sau đó đốt thành than hoạt tính. Tiếp đó, dùng than này ngâm trong nước lọc và để qua đêm. Tiếp đến, lấy phần nước trong đem nấu sôi và chờ nước nguội dùng gội đầu cho con. Sau khi gội đầu cho con bằng nước dâu tằm, cha mẹ gội lại đầu cho trẻ bằng dầu gội và nước sạch rồi sấy khô. Thực hiện 2 – 3 lần trong tuần giúp làm giảm lượng “cứt trâu” đang hiện hữu trên đầu con trẻ.
  • Dùng lá dâu tằm: Bạn hái khoảng 25g lá dâu tằm đem rửa sạch và cho vào ấm với 3 lít nước, đun sôi. Sau khi nước sôi và cạn còn 1 lít, bạn lọc lấy nước và để nguội. Dùng nước này tắm và gội đầu cho con. Sau khi gội xong, cha mẹ nên gội lại đầu cho con bằng xà phòng. Áp dụng cách làm này liên tục tình trạng bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần.

3/ Cách điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh bằng mật ong

Các mẹ dùng mật ong nguyên chất đun nóng nhưng không được vượt qua 40 độ C. Dùng mật ong pha với nước lọc theo tỷ lệ 90% mật ong và 10% nước. Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị viêm da tiết bã ở trẻ rồi massage nhẹ nhàng. Đợi khoảng 3 giờ, bạn vệ sinh lại cho con bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần và sau 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Cách điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

4/ Chữa viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian, các mẹ chỉ cần sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên da đầu hay vùng da bị viêm tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh trước khi đi ngủ. Chỉ cần áp dụng cách này thường xuyên, sau 1 tháng da triệu chứng bệnh giảm hẳn, không những vậy, tóc và da của trẻ trở nên mềm và mịn hơn.

5/ Bổ sung vitamin B trong giai đoạn đang mang thai

Bổ sung vitamin B khi đang mang thai cũng là cách giúp điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Theo các nhà khoa học, vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe của làn da.

Và việc bổ sung đầy đủ vitamin B sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn khi con chào đời. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ cũng như bé thường không hấp thụ đủ vitamin nhóm B dẫn đến tình trạng thiếu hụt.

Do đó, để ngăn ngừa và cải thiện bệnh ở con, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ vitamin B cho cơ thể, nhất là khi còn đang mang bầu. Nhưng để việc dùng thuốc đạt hiệu quả và không hiệu ứng phụ với mẹ và bé, mẹ bầu đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ.

6/ Giải pháp Y học cổ truyền xử lý chuyên sâu viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Theo Y học cổ truyền, viêm da tiết bã là chứng bệnh mãn tính ở bì (da) xảy ra do cơ thể nhiễm phong hàn, nhiệt độc từ bên ngoài. Lúc này, nếu can thận mất cân bằng chức năng điều hòa vận khí và thải độc, cơ thể suy nhược sẽ khiến độc tố tích tụ dưới da và hình thành bệnh.

Từ cơ chế bệnh sinh đó, Đông y trị bệnh theo nguyên tắc tác động vào gốc bệnh, kiểm soát triệu chứng, phục hồi thể tạng, điều dưỡng cơ thể từ bên trong. Đặc biệt, Y học cổ truyền sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên nên an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với làn da non nớt của trẻ.

Lời khuyên từ chuyên gia

Theo một số trang tin sức khỏe, mặc dù nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh chưa được xác định rõ nhưng nhìn chung nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hệ miễn dịch của con trẻ còn quá yếu. Vì vậy, để khắc phục và phòng bệnh cho con, cha mẹ nên lưu ý những điểm sau:

  • Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh có liên quan đến các phản ứng gây dị ứng. Do đó, để phòng bệnh cho con, cha mẹ nên tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số loại thảo dược như lá dâu tằm, lá chè xanh, mướp đắng để tắm cho trẻ.
  • Bên cạnh đó, không nên cho con tiếp xúc với các chất gây dị ứng hay lông động vật, phấn hoa,…
  • Không cho con gãi ngứa bằng cách cắt móng tay thường xuyên cho con hoặc sử dụng bao tay.
  • Không mặc áo lên hay đội mũ len cho con mà hãy lựa chọn những loại vải có chất liệu thấm hút. mềm mịn như vải lụa, bông,… Điều quan trọng hơn, để giảm thiểu tình trạng kích ứng da cho con, cha mẹ nên lựa chọn loại bột giặt hoặc nước tẩy rửa có tính chất dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em. Tránh sử dụng các nước tẩy rửa nồng độ mạnh gây hại quần áo – nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ.
  • Thiết lập chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin C, E, K hay chất béo không no có tính kháng viêm như Omega-3,… để trẻ có thể hấp thu dưỡng chất qua sữa mẹ.

Với những cách chữa viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh nêu trên, tin rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của con. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh đầu tiên, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc mà hãy đưa con đến viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *