TÌM HIỂU VỀ CÁC THỂ CỦA BỆNH VẢY NẾN

Trong điều kiện môi trường ô nhiễm, thời tiết thất thường và một số tác nhân gây bệnh khác, cơ thể của chúng ta gặp phải các bệnh lí về da ngày càng phổ biến. Trong đó, bệnh vẩy nến cũng là một trong những căn bệnh mà nhiều người gặp phải. Bệnh xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau khiến cho người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng. Sau đây là cách nhận biết và phân biệt các thể bệnh vẩy nến thường gặp.

Vẩy nến là căn bệnh về da liễu, hiện tượng rối loạn sắc tố da tạo nên những mảng lớn có màu đỏ tía, dễ bong tróc trên da (vảy có màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp, dễ tróc). Khi bệnh mới hình thành tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh gây ra lại làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ, làn da người bệnh. Hiện nay, chưa có cách chữa bệnh vẩy nến, các biện pháp chỉ giúp thể khắc phục triệu chứng của bệnh tùy theo tình trạng bệnh cụ thể. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp cộng với chế độ sinh hoạt có khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Một số dạng vảy nến phổ biến

Cách nhận biết và phân biệt các thể bệnh vẩy nến

Theo các nhà khoa học, số người mắc bệnh vẩy nến không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp chiếm tỉ lệ khoảng 1,5-2% dân số. Bệnh vẩy nến được phân biệt và nhận dạng ở 8 loại khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Vảy nến đồng tiền

Tại các bộ phận trên cơ thể người bệnh như: Da tay, chân, bụng, lưng, đầu gối, gót chân, da đầu… hình thành những mảng đỏ có kích thước ước tính từ 1-4cm và có hình dạng trông giống như như đồng tiền. Vùng trọng tâm chính giữa thường có màu nhạt, còn bên ngoài có màu đỏ thẫm. Số lượng các đám đỏ có thể đếm được nhưng cũng có thể lan rộng ra toàn thân tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Xem hình ảnh minh hoạ phía trên, chúng ta có thể nhận thấy được các tổn thương tại vùng da được bao phủ bởi một lớp vảy dày dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng hoặc như nến vụn kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

2. Vảy nến thể chấm giọt

Vảy nến thể chấm giọt thường gặp nhiều ở trẻ em và người trẻ tuổi (từ 30 tuổi trở xuống). Bệnh phát triển một cách đột ngột biểu hiện cụ thể trên da người bệnh có cảm giác khô rát, xuất hiện từng đốm da gây ngứa và rát, các đốm này có màu hồng phấn hoặc đỏ trắng có vảy ở trên.

Trường hợp đặc biệt sẽ có mủ ở trên đầu. Các dấu hiệu này có thể gặp ở vùng lưng, ngực, cánh tay, khuỷu tay và vành tai, đầu gối, cơ quan sinh dục… Trong trường hợp nặng nhất bệnh vẩy nến thể giọt có thể xuất hiện ở toàn thân và nặng hơn nếu như không không có phương pháp điều trị thích hợp.

3. Vảy nến thể mảng

Vảy nến thể mảng có nhiều kích cỡ khác nhau, vùng da bị tổn thương thường gặp nhất là khuỷu tay, đầu gối, lưng và bụng. Các mảng bám có màu đỏ, lớp vảy dày, màu trắng gây ngứa ngáy, khi nhìn vào sẽ thấy rất mất thẩm mỹ.

Bệnh cần phải được điều trị sớm nếu không sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng xương khớp, ảnh hưởng đến thận, mắc các bệnh về tim mạch hoặc bị rối loạn chuyển hoá… gây cản trở cho việc điều trị bệnh lâu đạt kết quả.

4. Vảy nến mụn mủ

Hiện tượng nổi mụn mủ, các nốt mụn mủ chìm sâu và có kích thước rất nhỏ từ 2- 4 mm, màu vàng. Chúng mọc thành từng đợt và kéo dài trong vài giờ trên nền da bàn tay bàn chân sau đó lây lan và phát triển thành các đám mụn mủ có màu trắng vàng, chìm sâu vào thượng bì có thể phẳng hoặc hơi phồng lên trên da.

Sau một thời gian phát triển, dần dần mụn mủ từ màu vàng sẽ chuyển thành màu nâu tối, khô đi trong vòng 8-10 ngày. Để lại trên da những tổn thương gây mất thẩm mỹ.

5. Vảy nến toàn thân

Khi bị vẩy nến toàn thân, người bệnh có những biểu hiện rõ rệt như: Da bị bong tróc, mẩn đỏ, chảy nước, căng mọng, các mảng da đỏ có kích thước từ vài mm đến vài cm khá đồng đều nhau. Bệnh vẩy nến toàn thân còn có thể kéo theo các bệnh lý toàn thân khác như tim mạch, hội chứng chuyển hoá… không chỉ làm ảnh hưởng đến làn da của bạn mà gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nếu không khắc phục bệnh nhanh chóng.

6. Vảy nến thể khớp

Vảy nến thể khớp hay còn gọi là viêm khớp vẩy nến, các triệu chứng bên ngoài da thường gặp như ngứa, tróc vẩy trắng, dày sừng, chảy dịch mủ, tụ máu… Còn những dấu hiệu bên trong là đau nhức khớp, sưng tấy, da đỏ, cứng khớp… rất giống với các bệnh viêm khớp thông thường. Do đó việc xác định bệnh cần phải dựa trên sự chẩn đoán của bác sĩ, bằng mắt thường người bệnh rất khó nhận biết bệnh một cách chính xác.

7. Vảy nến đảo ngược

Bệnh vẩy nến đảo ngược là một dạng đặc biệt của bệnh vẩy nến, những mảng da đỏ xuất hiện ở nếp gấp kẽ, vùng da tiếp xúc như nách, kẽ mông, bẹn, nếp gấp bên dưới vú… Ban đầu trên da xuất hiện những mảng đỏ, từng lớp vảy bong ra, rướm máu, da dễ bị nứt nếu dùng tay cào gãi hoặc vận động mạnh. Bằng mắt thường có thể nhận thấy vùng da bình thường và vùng da bị tổn thương có ranh giới khác biệt rõ ràng.

Triệu chứng điển hình của vẩy nến đảo ngược là ngứa ngáy, bứt rứt hơn các dạng vẩy nến khác. Vì vậy người bệnh cần phải chú ý không được gãi vì có thể gây tổn thương nứt da và chảy máu.

8. Vảy nến trẻ em

Ở trẻ em trước khi bệnh vẩy nến thường xuất hiện các cơn đau họng hoặc sổ mũi. Tiếp đến trên vùng da tay, chân, mặt, lưng… bắt đầu nổi lên các nốt phát ban nhỏ đường kính khoảng 1-2cm, bên trên các nốt đỏ là các tế bào da chết dày lên, đóng vảy, sâu dưới vảy có màu hồng còn phía trên vảy da thì màu trắng. Trường hợp bị vẩy nến ở móng thì móng sẽ dày và có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng tay móng, móng chân.

Dạng vẩy nến trẻ em thường rất lành tính nên vùng da bị bệnh sẽ ít bị bong tróc, các triệu chứng bệnh gây ra chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu chỉ muốn cào gãi vào thương tổn cho đỡ ngứa nên rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng khiến da bội nhiễm lở loét, chảy máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sinh hoạt của các bé.

*** LƯU Ý:

Đối với thể vẩy nến thông thường bao gồm vẩy nến đồng tiền, chấm giọt, thể mảng, vẩy nến trẻ em người bệnh có thể khắc phục một cách nhanh chóng, hiệu quả. Riêng thể vẩy nến mụn mủ, toàn thân và vẩy nến thể khớp rất khó điều trị nếu điều trị không đúng thuốc, không đúng liệu trình quy định và điều trị theo cảm tính mà không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến làn da, thận, hệ hô hấp, tim mạch, hệ tiêu hoá…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *