Bệnh á sừng gây ra những cơn đau rát, khô sần vô cùng khó chịu đặc biệt khi thời tiết trở nên hanh khô. Căn bệnh này thường kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục gây ra nhiều phiền toái, khổ sở cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh á sừng là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa dị ứng, khiến lớp sừng trên da chuyển hóa dở dang, các tế bào da vẫn còn nhân và nguyên sinh tạo thành vảy sừng khô ráp. Nếu người bệnh không vệ sinh cẩn thận, kết hợp điều trị sớm dễ dẫn tới nhiễm khuẩn khiến vùng da bị á sừng sưng tấy.
Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí da khác nhau trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các đầu ngón tay hoặc vùng gót chân, bàn chân. Vùng da bị á sừng sẽ khô ráp, có hiện tượng nứt nẻ, tróc da gây nhiều phiền toái và đau đớn cho người bệnh.
Trên thực tế, bệnh á sừng không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại khiến người mắc đau đớn, khó chịu. Bệnh kéo dài dai dẳng nên ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tinh thần của người bệnh, gây ra căng thẳng, mệt mỏi và khó chịu. Nếu không được chữa trị vùng da bị á sừng có thể bị nhiễm trùng, bội nhiễm da dẫn đến sẹo vĩnh viễn.
Biến chứng của bệnh á sừng
Triệu chứng bệnh á sừng điển hình nhất
Bệnh á sừng rất dễ nhận biết bởi những triệu chứng biểu hiện rõ ràng trên da. Á sừng có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau, trong đó phổ biến nhất là á sừng ở tay và á sừng da đầu.
Á sừng ở tay nổi bật với các triệu chứng như: Da tay xuất hiện các mảng khô, sần, bong vảy, có thể nứt nẻ, chảy máu. Một số trường hợp xuất hiện mụn nước ẩn sâu dưới da.
Á sừng da đầu có thể nhận biết qua những dấu hiệu như: Da đầu khô, bong tróc vảy thành từng mảng như gàu. Bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa rát da đầu, có thể gãi dẫn tới trầy xước. Rụng tóc, mất tóc do lớp sừng trên da đầu tổn thương.
Ngoài ra, bệnh á sừng còn đặc trưng bởi những dầu hiệu chung như:
- Khô da: Đây là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh. Vùng da bị á sừng thường khô ráp, khi sờ vào hơi cứng.
- Ngứa da: Người bệnh sẽ cảm thấy vùng da bị bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Cơn ngứa càng gay gắt hơn khi thời tiết hanh khô hoặc tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, mỹ phẩm.
- Bong tróc da, tạo vảy: Vùng da bị á sừng chưa chuyển hóa hết nên tạo thành các lớp vảy non, sau đó khô cứng dần và rất dễ bóc tróc.
- Bề mặt da nứt nẻ, chảy máu: Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng vùng da bị á sừng sẽ xuất hiện tình trạng nứt nẻ, chảy máu khiến người bệnh rất đau đớn, khó chịu.
Hình ảnh bệnh á sừng tại các vị trí
Khi thời tiết nóng nực, đặc biệt vào mùa hè vùng da bị á sừng có thể nổi mụn nước trong khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh tổ đỉa. Bệnh thường nặng thêm vào mùa đông khi thời tiết hanh khô, khiến da càng thêm nứt nẻ, có thể xuất hiện các rãnh nứt sâu gây chảy máu rất đau và xót. Hiện tượng này còn gọi là nứt cổ gà, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa thể xác định rõ
Hiện nay, chưa thể xác định chính xác nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh á sừng. Tuy nhiên, một vài yếu tố có thể là nguyên nhân hoặc khiến cho căn bệnh này trở nên nghiêm trọng hơn như:
- Di truyền: Nhiều người được di truyền lại cơ địa nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các dị nguyên nên nguy cơ mắc á sừng cao hơn.
- Khí hậu: Thời tiết hanh khô làm tăng nguy cơ và mức độ nghiệm trọng của bệnh á sừng.
- Hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm công nghiệp cũng khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh á sừng.
- Dinh dưỡng: Khảo sát cho thấy đa số các bệnh nhân á sừng đều thiếu hụt một số vitamin như A, C, D, E… do chế độ ăn uống không khoa học.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh á sừng
Bệnh á sừng có lây không? Có chữa khỏi được không?
Bệnh á sừng có những triệu chứng biểu hiện rõ ràng bên ngoài da. Khi phát bệnh vùng da của bệnh nhân trông khá đáng sợ khiến nhiều người lo lắng sẽ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã khẳng định á sừng không phải là căn bệnh truyền nhiễm, do đó không lây từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc. Bệnh nhân có thể yên tâm sinh hoạt bình thường. Dù vậy, căn bệnh này có nguy cơ di truyền khá cao.
Á sừng là căn bệnh ngoài da dai dẳng, rất khó để khỏi hoàn toàn mà thường tái phát liên tục, nhất là khi người bệnh không chủ động kiêng khem. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách và tích cực, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có thể loại bỏ được các triệu chứng khó chịu của bệnh và hạn chế tối đa việc tái phát.
Các phương pháp điều trị á sừng hiện nay
Hiện nay, có nhiều phương pháp để chữa bệnh á sừng với những ưu, nhược điểm nhất định. Người bệnh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn nhất cho mình.
Bài thuốc dân gian chữa á sừng
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều mẹo chữa bệnh á sừng bằng các loại cây, lá từ thiên nhiên như:
- Chữa á sừng bằng dầu dừa: Dùng tinh dầu dừa bôi một lớp mỏng lên vùng da bị á sừng để giảm khô, ngứa da.
- Chữa á sừng bằng hành hoa: Lấy một nắm hành hoa giã nát rồi đắp lên vùng da bị á sừng.
- Chữa á sừng bằng lá đinh lăng: Dùng 1 nắm lá đinh lăng, đun sôi với nước rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị á sừng.
- Chữa á sừng bằng tỏi: Giã nát vài nhánh tỏi, lấy tăm bông thấm nước cốt tỏi rồi bôi lên vùng da bị á sừng.
Các bài thuốc dân gian này đều có nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm và có thể làm ngay tại nhà, rất tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên thực hư hiệu quả đến đâu vẫn chưa được kiểm chứng bởi các nghiên cứu uy tín. Do đó, người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng phương pháp truyền miệng này.
Chữa á sừng bằng cách dân gian
Chữa á sừng bằng Tây y
Tây y chú trọng điều trị các triệu chứng bên ngoài của bệnh á sừng. Bệnh nhân thường được kê đơn với các loại thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Ưu điểm của phương pháp này là cho hiệu quả nhanh chóng, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi dùng thuốc. Một số loại thuốc phổ biến thường được kê đơn để chữa bệnh á sừng như:
- Thuốc bôi ngoài da: gentrisone, fucicort, acid salycilic…
- Corticoid dạng uống hoặc tiêm.
- Kháng sinh, thuốc giảm đau trong trường hợp bệnh nặng.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc trên để điều trị bệnh á sừng cần hết sức thận trọng. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng mà phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như viêm tuyến thượng thận, kích ứng dạ dày…
Chữa á sừng bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền, bệnh á sừng sinh ra là do cơ địa nóng trong, máu phong ngứa nhiều. Do đó, muốn điều trị hiệu quả phải tập trung vào thanh nhiệt, giải độc, trừ phong để loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong.
Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc, nên thời gian điều trị thường dài hơn so với Tây y, nhưng bù lại cho hiệu quả lâu dài và giúp phòng tránh tái phát á sừng trở lại. Bên cạnh đó, Đông y sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn cho sức khỏe người bệnh, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
✧ Thuốc ngâm rửa
Thành phần: Dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng.
Tác dụng: Sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.
✧ Thuốc bôi ngoài
Thành phần: Tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ…
Tác dụng: Làm mềm, và loại bỏ vùng da bị bệnh, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da, dưỡng da giúp da mịn màng khỏe mạnh như lúc chưa bị bệnh.
✧ Thuốc uống trong
Thành phần: Bồ công anh, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ cùng một số dược liệu quý…
Tác dụng: Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa uống bên trong quyết định nhiều đến hiệu quả điều trị, nhóm thuốc giúp giải độc tiêu viêm, tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận. Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài, tránh tái phát.