Tăng tiết mồ hôi không gây suy giảm sức khỏe nhưng lại khiến cho người mắc bệnh cảm thấy thiếu tự tin hơn trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Với công nghệ y học hiện đại, ngày nay có rất nhiều phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi có thể áp dụng cho từng đối tượng cụ thể.
1. Tăng tiết mồ hôi nghĩa là gì?
Tăng tiết mồ hôi chính là hội chứng cơ thể tiết ra quá nhiều mồ hôi so với nhu cầu sinh lý bình thường. Mồ hôi thường được sản xuất thông qua những tuyến nằm ở lớp hạ bì ở dưới da với tác dụng chính là điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Tuyến mồ hôi nằm rải rác ở khắp nơi trên cơ thể con người, tập trung nhiều nhất ở vùng trán, nách cùng với khu vực lòng bàn tay và khu vực lòng bàn chân.
Một số trường hợp bị tiết mồ hôi quá mức khi đang nghỉ ngơi hoặc chỉ hoạt động nhẹ. Tay chân của họ luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, nhiều lúc có thể nhỏ thành từng giọt khiến họ tự ti hơn khi giao tiếp cũng như làm việc.
2. Phân loại bệnh tăng tiết mồ hôi
Theo nghiên cứu, chứng tăng tiết mồ hôi có thể được chia ra làm hai loại bao gồm bệnh nguyên phát và bệnh thứ phát. Cụ thể:
- Bệnh nguyên phát: Nguyên nhân của loại bệnh này thường không bắt nguồn từ bất cứ loại bệnh lý nào ở trong cơ thể. Thông thường, tăng tiết nguyên phát sẽ không tìm ra được nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là những người sống trong gia đình có tiền sử bị tăng tiết mồ hôi. Ngoài ra, có trường hợp tăng tiết mồ hôi nguyên phát do rối loạn thần kinh thực vật. Tình trạng ra quá nhiều mồ hôi một cách bất thường có thể khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, khó khăn khi giao tiếp và cả khi làm việc.
- Bệnh thứ phát: Phổ biến hơn ở những người bị cường giáp – đây là tình trạng một lượng hormone tuyến giáp bị tăng cao quá mức cho phép ở bên trong máu. Chúng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất khiến cho nhịp tim đập nhanh hơn, đổ mồ hôi nhiều hơn. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh này thường là bị nóng trong người, thường xuyên cáu gắt, thèm ăn, sụt cân nhanh chóng, mắt bị lồi, hay bị mệt mỏi, khó ngủ.
Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gặp ở các bệnh như:
- Đái tháo đường.
- Thời kỳ tiền mãn kinh.
- Đột quỵ tim mạch.
- Nhiễm trùng,…
3. Dấu hiệu nhận biết chứng bệnh
Những biểu hiện đơn giản giúp bạn nhận biết được chứng bệnh tăng tiết mồ hôi bao gồm:
- Đỏ mặt: Việc mồ hôi đổ ra quá nhiều sẽ khiến cho người bệnh rất khó chịu. Bệnh nhân rất dễ bị đỏ mặt, đặc biệt là khi có người khác trêu chọc. Vấn đề này làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp.
- Đổ mồ hôi tay: Khi người bệnh lo lắng thì lòng bàn tay sẽ đổ khá nhiều mồ hôi. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân thiếu tự tin khi giao tiếp, hạn chế tiếp xúc với người khác,…
- Tiết tiết mồ hôi ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân đôi khi có thể gây ra những mùi hôi vô cùng khó chịu.
4. Phương pháp điều trị bệnh phổ biến
Những phương pháp được áp dụng phổ biến để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi có thể kể đến như:
4.1. Những chất có khả năng chống sự bài tiết mồ hôi (Antiperspirants)
Phương thuốc điều trị này tương đối đơn giản và thường được khuyến cáo cho người bệnh sử dụng đầu tiên. Nhóm chất này thường được chỉ định dùng để điều trị cho những tình trạng bệnh đang ở cấp độ nhẹ hoặc vừa. Một vài loại phổ biến như Drysol, ArmsUp hay Mitchum Clear Gel Sport.
4.2. Thuốc uống trị bệnh
Thuốc thường được kê đơn là các loại chống giao cảm (có thể có thuốc an thần hoặc không). Chúng được áp dụng để điều trị những chứng tăng tiết mồ hôi chung (ở các khu vực như thân, bẹn, vùng đùi hoặc đầu,…). Một vài loại thuốc thường được sử dụng là Propantheline bromua hoặc Propranolol SR,…
4.3. Chuyển ion (Drionics machine)
Một phương pháp điều trị được chỉ định nếu bệnh nhân dùng thuốc không đạt được hiệu quả như mong muốn. Một dòng điện với cường độ thấp sẽ được áp vào trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân của người bệnh ở trong một dung dịch điện giải. Phương pháp này sẽ được thực hiện khoảng vài lần trong một tuần. Kết quả khá là bất thường và nhiều bệnh nhân cho rằng khá là tốn kém và tốn thời gian. Chuyển ion rất khó để áp dụng cho các khu vực như nách và mặt.
4.4. Tiêm Botulinum
Đây là một chất được sản xuất ra từ Clostridium Botulinum – một loại vi khuẩn. Chúng sẽ tác động lên những chất dẫn truyền thần kinh ở ngay tại điểm tiếp hợp. Thuốc được sử dụng với mục đích điều trị chứng tăng tiết mồ hôi nhờ vào việc làm tê liệt dây giao cảm tiết mồ hôi. Thuốc sẽ được tiêm vào vùng nách hoặc lòng bàn tay. Thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và cần phải tiêm hơn hai lần mỗi năm nên chi phí khá cao.
5. Phẫu thuật nội soi để điều trị chứng bệnh
Kỹ thuật nội soi cắt dây thần kinh giao cảm ngực được áp dụng để điều trị bệnh lý tăng tiết mồ hôi khá hiệu quả. Đây là một giải pháp để điều trị mới khá phổ biến trong thời gian vài năm gần đây. Kết quả cho thấy, nhiều dấu hiệu tích cực và chuyển biến tích cực cho bệnh nhân. Phương án phẫu thuật này sẽ chỉ được áp dụng với những bệnh bệnh nhân đủ trên 18 tuổi.
Nội soi phẫu thuật cắt hệ dây thần kinh giao cảm ngực còn được biết đến với tên gọi khác là phẫu thuật cắt hạch phần giao cảm. Phương pháp phẫu thuật này được áp dụng nhằm mục đích cắt bỏ các hạch giao cảm hoặc phá hủy những chuỗi liên kết hạch có ảnh hưởng đến quá trình tăng tiết mồ hôi ở trong cơ thể. Quá trình phẫu thuật sẽ được thực hiện sau khi gây mê toàn thân.
Bên cạnh phương pháp phẫu thuật nội soi, chúng ta có thể điều trị chứng bệnh này bằng giải pháp ion tĩnh điện với những đặc điểm nổi bật như:
- Là một giải pháp điều trị chứng bệnh vô cùng an toàn và hiệu quả.
- Tạo nên một môi trường ion âm giúp loại trừ các gốc tự do ở bên trong cơ thể.
- Dòng ion có tác động đến hệ các dây thần kinh giảm cảm ở những khu vực bị tăng tiết mồ hôi, từ đó giúp cân bằng được ion và ngăn chặn quá trình bài tiết mồ hôi mà không rõ nguyên nhân.